Bệnh nhân Nguyễn Thị L., 34 tuổi, ở huyện Ba Vì, Hà Nội, được BV Đa khoa huyện Ba Vì chuyển tới khoa Cấp cứu (A9) BV Bạch Mai rạng sáng 27/11 với chẩn đoán: “Hôn mê sau ngừng tuần hoàn/Hậu phẫu chửa ngoài tử cung vỡ”. Bệnh nhân có tiền sử sảy thai 2 lần.
Trước đó, chị L. đau bụng âm ỉ vùng hạ vị, cơn đau ngày một tăng kèm theo hoa mắt và chóng mặt nên được gia đình đưa vào BV Đa khoa huyện Ba Vì cấp cứu trong tình trạng ngừng tuần hoàn. Ngay lập tức, bệnh nhân được các y, bác sĩ trực tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn và thật may mắn, khoảng 5 phút sau thì tim đập lại, tuần hoàn được tái lập.
Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được hồi sức và mổ cấp cứu. Khi mở ổ bụng bệnh nhân, các bác sĩ thấy khối chửa ở tử cung đã vỡ, trong ổ bụng có khoảng 1.500ml máu loãng và 700g máu cục. Kết thúc cuộc mổ cấp cứu, bệnh nhân được chuyển về phòng hồi sức. Sau vài giờ, khi tình trạng lâm sàng của bệnh nhân ổn định hơn, chị được chuyển tới khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai.
BS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, cho biết, bệnh nhân được chuyển tới Khoa trong tình trạng hôn mê sâu, da và niêm mạc nhợt, đồng tử hai bên giãn to và không có phản xạ với ánh sáng. Các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân thiếu máu, rối loạn đông máu nặng. Với những bệnh nhân nặng như thế này thì nguy cơ tử vong rất lớn. Tuy nhiên, các bác sĩ đã nỗ lực cấp cứu, điều trị. Qua 15 ngày điều trị, bệnh nhân đã qua cơn hiểm nghèo và hồi phục gần như hoàn toàn.
Bệnh nhân L. hồi phục sau hơn 2 tuần điều trị tích cực |
Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được hồi sức và mổ cấp cứu. Khi mở ổ bụng bệnh nhân, các bác sĩ thấy khối chửa ở tử cung đã vỡ, trong ổ bụng có khoảng 1.500ml máu loãng và 700g máu cục. Kết thúc cuộc mổ cấp cứu, bệnh nhân được chuyển về phòng hồi sức. Sau vài giờ, khi tình trạng lâm sàng của bệnh nhân ổn định hơn, chị được chuyển tới khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai.
BS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, cho biết, bệnh nhân được chuyển tới Khoa trong tình trạng hôn mê sâu, da và niêm mạc nhợt, đồng tử hai bên giãn to và không có phản xạ với ánh sáng. Các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân thiếu máu, rối loạn đông máu nặng. Với những bệnh nhân nặng như thế này thì nguy cơ tử vong rất lớn. Tuy nhiên, các bác sĩ đã nỗ lực cấp cứu, điều trị. Qua 15 ngày điều trị, bệnh nhân đã qua cơn hiểm nghèo và hồi phục gần như hoàn toàn.
“Trong thời gian điều trị tại A9, bệnh nhân đã phải thở máy, áp dụng kỹ thuật kiểm soát nhiệt độ theo mục tiêu, lọc máu vì biến chứng suy thận, rút ống và đặt ống nội khí quản tới 2 lần vì suy hô hấp do biến chứng nhiễm trùng phổi. Sáng 14/12, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, chức năng thận cải thiện tốt. Tuy chưa thể tự uống hoặc ăn được bằng đường miệng nhưng bệnh nhân có thể trò chuyện với mọi người”, BS Chính cho biết.