Thông tin đời tư trẻ 7 tuổi trở lên mà trẻ chưa đồng ý có thể bị phạt tới 50 triệu

13/04/2018 - 16:14
Dự thảo nghị định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em đưa ra mức phạt đến 50 triệu đồng với hành vi tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư của trẻ từ 7 tuổi trở lên mà không được sự đồng ý của trẻ.

Mới đây, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã xây dựng dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em để thay thế Nghị định số 144/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Trong dự thảo, vấn đề vi phạm liên quan đến việc bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em sẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền đến 50 triệu đồng và kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả nêu tại Điều 34 dự thảo Nghị định. Đây là điểm mới so với các quy định hiện hành.

tre-em.jpg
Ảnh minh họa 

Vì vậy, có thể xem đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là những thông tin vô cùng quan trọng, được pháp luật bảo vệ. Riêng đối với trẻ em, những mầm non tương lai của đất nước thì đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của các em lại càng phải được bảo vệ vì có thể ảnh hưởng đến tương lai lâu dài của các em.

Thực tiễn cuộc sống đã có muôn vàn tình huống éo le, ngang trái liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em. Nhiều trường hợp, bí mật đời tư của trẻ bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Thực tế cho thấy đã có những trường hợp người có chồng, có vợ nhưng quan hệ “ngoài luồng” sinh ra những đứa trẻ ngoài ý muốn. Vì lý do nào đó, họ đã bỏ rơi con hoặc thậm chí có người còn dùng đứa trẻ như một công cụ thể tống tiền hoăc gây sức ép lên người khác, triệt hạ đối thủ...

Hơn lúc nào hết quyền được bảo vệ về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em cần phải có một vị trí tương xứng và quan trọng trong dự thảo Nghị định. Vì thế, Điều 34 dự thảo Nghị định chỉ quy định hình thức xử phạt là phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả chỉ là “buộc xin lỗi khi có yêu cầu đối với hành vi vi phạm” là quá ít. Nên chăng cần bổ sung nhiều hơn các biện pháp khắc phục hậu quả để hạn chế thấp nhất việc vi phạm quy định về cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em. Một khi pháp luật càng nghiêm khắc với mọi hành vi xâm hại trẻ em thì các em càng có điều kiện được sống trong môi trường an toàn hơn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm