pnvnonline@phunuvietnam.vn
Thông tin truyền thông tạo đồng thuận, đoàn kết toàn dân chống dịch Covid-19
Lực lượng quân đội tích cực hỗ trợ cán bộ Hội phụ nữ TPHCM thực hiện việc đi chợ giúp dân. Ảnh minh họa
Kế hoạch nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1099/CÐ-TTg yêu cầu TPHCM, các tỉnh Bình Dương, Ðồng Nai, Long An tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch, với sự chi viện của các lực lượng quân đội, công an, y tế từ Trung ương tới các địa phương trên cả nước.
Công tác truyền thông tạo sự đồng thuận, mang trở lại niềm tin, sức chiến đấu chống dịch bệnh, ủng hộ những nỗ lực chung của toàn xã hội tiếp tục đóng vai trò hết sức quan trọng đối với kết quả của công tác phòng, chống dịch COVID19 ở địa bàn TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Duong, Ðồng Nai, Long An nói riêng và cả nước nói chung, đặc biệt trong bối cảnh các cơ quan báo chí cũng có những khó khăn của chính mình trong tác nghiêp, in, phát hành báo giấy tại địa phương thực hiện giãn cách triệt để.
Theo đó, Bộ TT&TT yêu cầu các cơ quan báo chí, truyền thông cần tuyên truyền nổi bật các giải pháp của Chính phủ, cấp ủy, chính quyền thành phố; Nỗ lực của thành phố chăm lo đời sống của người dân trong thời gian thực hiện giãn cách, đặc biệt ở tầng lớp người nghèo, người lao động tự do; Nhấn mạnh sự tăng cường tham gia của quân đội, công an, các lực lượng khác...
Ngoài ra, các đơn vị truyền thông cần tập trung thông tin về những nỗ lực trong công tác điều trị và các kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào điều trị, các loại thuốc hỗ trợ điều trị đang phát triển và thử nghiệm thành công trong nước, tiến độ nhập, phân phối, tiêm vaccine gắn với việc thiết lập các vùng an toàn; Các giải pháp mới của ngành y tế trong việc đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm, tự xét nghiệm, hoạt động của các đội chăm sóc y tế lưu động tại các phường, xã trên địa bàn quận, huyện, thị xã.
Đồng thời, cử phóng viên có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn chuyên trách thông tin về phòng, chống dịch; Chủ động theo dõi các thông tin, quan điểm, hình ảnh trên không gian mạng xã hội để Ian tỏa những thông tin tích cực đã được kiểm chứng; Cảnh báo tin giả, xuyên tạc, bóp méo sự thật...
Các mạng xã hội trong nước, trang tin điện tử tổng hợp tham gia tích cực vào việc Ian toả các thông tin hữu ích, thiết thực giúp các ngành, các cấp và người dân chống dịch hiệu quả, biết cách làm cụ thể để đảm bảo được các nhu cầu thiết yếu về ăn uống, sinh hoạt, giữ gìn sức khoẻ, tự bảo vệ bản thân và gia đình. Tổ chức sử dụng các nền tảng zalo, viber... thông báo rộng rãi, ngắn gọn các chính sách để giúp người dân yên tâm thực hiện...
Một số yêu cầu đặc biệt đối với công tác chỉ đạo truyền thông liên quan đến TPHCM, các tỉnh Bình Dương, Ðồng Nai, Long An:
- Tất cả thông tin trên báo chí (báo in, điện tử, phát thanh, truyền hình, ảnh) liên quan đến TPHCM, các tỉnh Bình Dương, Ðồng Nai, Long An trong thời gian tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch không khai thác lại mà không kiểm chứng, xác minh...
- Các địa phương chủ động, định kỳ họp báo hoặc quyết định phương thức cung cấp thông tin phù hợp cho báo chí từ 1-2 lần/ngày.
- Khi phát hiện những vấn đề bất cập trong quá trình tác nghiệp, phóng viên cần cung cấp ngay cho Tổ công tác để phối hợp với thành phố, chính quyền địa phương đưa ra nhanh nhất phương án truyền thông phù hợp...
Theo kế hoạch, sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt về truyền thông tại TP.HCM (do 1 đồng chí Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương làm tổ trưởng và đại diện các cơ quan của TP.HCM, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bộ TT&TT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) để hỗ trợ và trực tiếp chỉ đạo, định hướng, xử lý thông tin trên mọi hạ tầng, mọi phương thức liên quan đến công tác phòng, chống dịch của TP.HCM và 3 tỉnh nêu trên.
* Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ