Khẳng định trên được đưa ra tại diễn đàn kết nối Doanh nghiệp - Người tiêu dùng: Đón sóng thực phẩm sạch do Báo điện tử Trí Thức Trẻ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức.
Tại diễn đàn, các chuyên gia cho hay, hiện Việt Nam chưa có chứng nhận hữu cơ. Các doanh nghiệp trong nước muốn chứng nhận thì phải đăng ký với Tổ chức nước ngoài để họ kiểm định quá trình canh tác và cấp chứng nhận hữu cơ. Hiện ở Việt Nam có tổ chức Control Union và PGS Việt Nam cấp chứng nhận này.
Tại diễn đàn, các chuyên gia cho hay, hiện Việt Nam chưa có chứng nhận hữu cơ. Các doanh nghiệp trong nước muốn chứng nhận thì phải đăng ký với Tổ chức nước ngoài để họ kiểm định quá trình canh tác và cấp chứng nhận hữu cơ. Hiện ở Việt Nam có tổ chức Control Union và PGS Việt Nam cấp chứng nhận này.
Tuy nhiên, ông Trần Mạnh Chiến, Giám đốc chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm chia sẻ: “Chi phí để các tổ chức nước ngoài cấp chứng nhận sản phẩm hữu cơ mỗi năm tính ra khoảng 4.000 - 5.000 USD, trong khi đó, sản xuất trong nước còn rất manh mún, nếu chỉ mời tổ chức nước ngoài chứng nhận cho khoảng 1 ha rau thì giá thành sẽ đội lên rất cao”.
Chưa có chứng nhận cho thực phẩm hữu cơ |
Đặc biệt, điều quan trọng nhất, chứng nhận của các tổ chức nói trên mới chỉ là chứng nhận quá trình sản xuất còn thực tế chứng nhận một sản phẩm là sản phẩm hữu cơ thì đến nay Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vẫn chưa có bộ tiêu chí cụ thể. Điều đó đồng nghĩa với việc các chứng nhận không có giá trị pháp lý để minh chứng các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ là các sản phẩm hữu cơ.
Gần đây, việc sử dụng thực phẩm hữu cơ trở thành "cơn sốt săn lùng" trong giới nội trợ. Đại diện chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Sói Biển đặt câu hỏi: "Khi nào Bộ NN&PTNT sẽ đưa ra được tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ và thành lập cơ quan chuyên trách cấp giấy chứng nhận sản phẩm hữu cơ, trong khi đây là nền tảng cơ bản phát triển ngành hữu cơ của Việt Nam?".
Về vấn đề này, ông Nguyễn Như Cường, Cục phó Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT cho biết, trong tháng 8/2016, Bộ sẽ có buổi làm việc với Bộ Khoa học Công nghệ để xây dựng chính sách, tiêu chuẩn hữu cơ.
Ông Cường xin ghi nhận ý kiến đóng góp của các chuyên gia, doanh nghiệp và sẽ báo cáo với lãnh đạo Bộ để có đề xuất với Chính phủ nghiên cứu, đưa ra chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho thị trường có ngày càng nhiều thực phẩm sạch.
TS, thầy thuốc ưu tú Hoàng Đình Chân - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cho hay, tỷ lệ người mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn chiếm khoảng 35%.
Trong khi đó, theo Viện Kiểm nghiệm Thực phẩm, năm 2015, có đến 40/120 mẫu rau chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; 455/735 mẫu thịt gia sức, gia cầm không an toàn cho người sử dụng. Còn theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, có hơn 2.000/11.000 cơ sở sản xuất và buôn bán thuốc kém chất lượng; hơn 2.500/11.000 cơ sở sản xuất và buôn bán vi phạm quy trình chuẩn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
|