Các nhà nghiên cứu yêu cầu tình nguyện viện chạy trên máy chạy bộ 30 phút với cường độ vận động là 60-70% sự hấp thụ ôxy tối đa hoặc tham gia 30 phút "vận động kiểu placebo," (vận động kiểu giả dược) ví dụ như căng nhẹ tay chân.
Sau 1 giờ đồng hồ, các nhà nghiên cứu yêu cầu tình nguyện viên tham gia một trò chơi với tiền. Người chơi cần ấn vào các nút để nhận tiền hoặc tránh việc mất tiền. Và mỗi lần ấn sẽ nhận được 1 euro hoặc thua 1 euro.
Sau khi quét não của các tình nguyện viên, các nhà nghiên cứu phát hiện tất cả những tình nguyện viên chạy bộ bao gồm cả những người thường xuyên ngồi ì một chỗ, lười vận động, không khao khát chiến thắng trong trò chơi trên, phần não phụ trách hoạt động cơ chế khen thưởng không hoạt động tích cực như nhóm vận động kiểu placebo.
Kết quả này tương tự như kết quả của hai nghiên cứu trước đây. Một báo cáo từng được đăng tải trên tạp chí Medicine & Science in Sports & Exercise cho biết việc vận động thay đổi một cách rõ rệt ham muốn về ẩm thực của con người.
Trong nghiên cứu này, họ đã để 35 người phụ nữ gồm cả những người tập thể dục buổi sáng và không tập thể dục ngắm nhìn những bức ảnh đồ ăn. Kết quả cho thấy sự chú ý đối với bức ảnh của những người thể dục buổi sáng giảm đi rõ rệt.
Năm 2011, một tạp chí của Mỹ đã từng đăng tải một báo cáo, trong đó nói rằng vận động với cường độ trung bình đến cường độ mạnh trong khoảng 45 phút sẽ giúp kiềm chế sự thèm ăn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng não bộ đã phát sinh một số thay đổi sau khi vận động, ức chế sự kích động, có khả năng khuyến khích con người ăn uống lành mạnh hơn.
Kết quả quét não cho thấy sau khi chạy bộ, dopamine trong não của tình nguyện viên phản ứng chậm chạp với cơ chế khen thưởng.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy vận động chỉ ảnh hưởng đến phản ứng đối với việc nhận được 1 euro của bộ não, còn khi tình nguyện viên mất đi 1 euro, phản ứng của bộ não tình nguyện viên nhóm vận động và nhóm vận động kiểu placebo không có sự khác biệt.
Nhà nghiên cứu cho rằng kết quả này đã khẳng định cách nói của chính trị gia, nhà khoa học người Mỹ Benjamin Franklin: Đối với bộ não con người việc tiết kiệm 1 đồng và kiếm 1 đồng là hai việc hoàn toàn khác nhau.