Tòa tạm dừng để các bị cáo nộp tiền khắc phục vụ "chuyến bay giải cứu"

Nguyễn Long
17/07/2023 - 09:58
Tòa tạm dừng để các bị cáo nộp tiền khắc phục vụ "chuyến bay giải cứu"

Các bị cáo tại phiên tòa,

Để tạo điều kiện cho luật sư và các bị cáo thực hiện việc "cập nhật" tiền khắc phục hậu quả vụ án nên HĐXX tạm dừng phiên tòa trước khi VKS nêu bản luận tội và mức án đề nghị với 54 bị cáo.

Sáng 17/7, sau 2 ngày tạm nghỉ, phiên tòa xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu" chuyển sang phần tranh tụng, đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án với các bị cáo.

Để tạo điều kiện cho luật sư và các bị cáo thực hiện việc "cập nhật" tiền khắc phục hậu quả vụ án nên HĐXX tạm dừng phiên tòa.

Trong 54 bị cáo, có 23 cựu quan chức bị cáo buộc nhận hối lộ, trong đó 18 người bị truy tố khung hình phạt tử hình. 21 người bị cáo buộc đưa hối lộ để được cấp phép chuyến bay giải cứu. Những người còn lại bị cáo buộc môi giới hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Trong 4 ngày thẩm vấn vừa qua, các bị cáo là cựu quan chức thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, lãnh đạo doanh nghiệp… đều thừa nhận việc đưa, nhận hối lộ lên đến hàng tỷ đồng trong những chuyến bay giải cứu thời điểm dịch Covid-19.

Theo cáo trạng, tiêu cực xảy ra từ cuối năm 2020 trong việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân hồi hương trong Covid-19, gọi là chuyến bay combo, người dân tự nguyện trả phí toàn bộ.

Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng).

Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, Bộ Ngoại giao đề xuất Chính phủ phê duyệt 372 chuyến bay combo. Để có chi phí "bôi trơn" khi thực hiện các chuyến bay, nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé, "vẽ" thêm nhiều chi phí phát sinh với dân hồi hương giữa đại dịch.

Theo VKS, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra giữa lúc Covid-19 căng thẳng. Các bị can đã lợi dụng dịch bệnh, bất chấp các quy định để trục lợi, khiến uy tín của Việt Nam bị giảm sút. Các hành vi này đã tạo điều kiện cho "thế lực thù địch xuyên tạc, kích động gây hoang mang trong nhân dân".

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm