“Tôi mong tất cả lao động di cư đều được hỗ trợ”

Trần Thị Bích Hiền (huyện Văn Chấn, Yên Bái, hiện làm việc tại huyện Gia Lâm, Hà Nội)
30/10/2021 - 10:40
“Tôi mong tất cả lao động di cư đều được hỗ trợ”
Dịch bệnh khiến những người lao động phổ thông, công nhân di cư vốn đã khó khăn lại càng khó khăn gập bội. Hy vọng rằng, Nhà nước sẽ có những chính sánh hỗ trợ phù hợp với nhóm lao động này.

Tôi làm nghề chăm sóc bệnh nhân đã hơn 10 năm nay, từng trải qua rất nhiều khó khăn bởi trông người bệnh nặng không đơn giản. Thu nhập có thể từ 300.000 đồng/ngày đến 500.000 đồng/ngày với ngày Tết. Nghe thì nhiều tiền nhưng để đổi lại, có giai đoạn mỗi ngày tôi chỉ ngủ được 2-3 tiếng, vài tháng không nhìn thấy mặt con... Tiền làm ra hàng tháng tôi lo nuôi 3 đứa con ăn học ở Hà Nội và trả tiền thuê nhà nên tiền kiếm ra tháng nào hết tháng đó.

Mấy tháng dịch Covid-19 vừa qua, tôi không có việc vì các bệnh viện rất ít bệnh nhân. Trong khi đó, người ta cũng không thuê người giúp việc làm việc nhà vì sợ dịch bệnh. Tôi thất nghiệp mấy tháng liền nên phải đi vay mượn hơn 20 triệu đồng để chi trả tiền nhà, điện nước, ăn uống của cả gia đình. Đến bây giờ, tôi cảm thấy mình trở lại thời kỳ khốn khó như khi mới lên Hà Nội tìm việc. Trước đây, khi các con còn nhỏ, tôi gửi các con ở quê nhờ ông bà chăm sóc, đỡ tốn kém hơn. Giờ đây, cả tiền ăn, tiền học, tiền thuê nhà cho 3 đứa con học trên Hà Nội rất tốn kém.

Tôi biết là thời gian qua, Nhà nước rất quan tâm, có chính sách hỗ trợ những người gặp khó khăn, mất việc làm do dịch Covid-19 nhưng không phải ai cũng được nhận. Tôi rất mong có hỗ trợ dành cho tất cả những lao động di cư như tôi.

Thúc đẩy bình đẳng giới không chỉ có ý nghĩa với sự tiến bộ của phụ nữ mà còn là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nhân loại. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, hãy chia sẻ quan điểm, trải nghiệm, bài học thực tế và mong muốn của bạn để thúc đẩy bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới hiệu quả trong diễn đàn "Tiếng nói phụ nữ" tháng 11/2021.

Mọi ý kiến xin gửi về tòa soạn Báo Phụ nữ Việt Nam, 47 Hàng Chuối (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hoặc qua email: diendanbaopn@gmail.com.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm