Tổng hợp câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm

HT
23/01/2021 - 12:58
Tổng hợp câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm
Xoay quanh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm có rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp. Trong đó những câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về vấn đề này và lời giải đáp từ chuyên gia.

Tìm hiểu những câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm giúp bạn biết cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Bên cạnh đó việc nắm vững kiến thức về dấu hiệu, biểu hiện cũng như cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm giúp hạn chế những rủi ro không đáng có.

Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp về ngộ độ thực phẩm, cũng như cách xử lý khi bị nhiễm độc.:

Câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm và ý kiến của chuyên gia - Ảnh 1.

Những câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm - Ảnh: Internet

1. Các mầm bệnh xâm nhập vào thức ăn gây ngộ độc thực phẩm như thế nào?

Đây là câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm được rất nhiều người quan tâm. Về cơ bản mầm bệnh có thể xâm nhập vào thức ăn thông qua nhiều con đường khác nhau. Một số con đường xâm nhập chủ yếu như:

- Quá trình giết mổ gia súc, gia cầm: Thông thường trên cơ thể vật nuôi sẽ có vi khuẩn ký sinh. Kể cả những con vật khỏe mạnh vẫn có ký sinh trùng trong đường ruột. Do vi khuẩn tồn tại trong thức ăn của vật nuôi và tấn công chúng. Trong quá trình giết mổ, ký sinh trùng có thể bị lây nhiễm vào thịt sống.

- Các loại rau quả chứa mầm bệnh do được tưới bằng nguồn nước bị ô nhiễm. Bên cạnh đó một số nhà vườn sử dụng phân động vật chưa qua xử lý để bón rau cũng là nguyên nhân gây bệnh. Hóa chất tồn dư trong trái cây, rau củ khi bảo quản cũng gây ra ngộ độc thực phẩm.

- Bên cạnh đó quá trình chế biến không đúng cách hoặc không đảm bảo vệ sinh cũng khiến vi khuẩn tấn công thực phẩm gây ngộ độc ở người.

Câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm và ý kiến của chuyên gia - Ảnh 2.

Dấu hiệu đặc trưng là câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm - Ảnh: Internet

2. Ngộ độc thực phẩm có nguy hiểm không?

Đây là câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm được nhiều người tìm kiếm nhất hiện nay. Thực tế thì, ngộ độc thực phẩm sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh nhân có dấu hiệu nặng ở đường tiêu hóa như: Tiêu chảy liên tục, đau bụng dữ dội. Bị mất nước, nhiễm trùng và xuất hiện các triệu chứng:

- Rối loạn thần kinh với các dấu hiệu nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, nói ngọng, tê liệt cơ, co giật, đau đầu, chóng mặt...

- Rối loạn tim mạch với các dấu hiệu tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, khó thở.

Có thể kiểm tra xem bạn có đang bị ngộ độc thực phẩm hay không bằng Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.

- Bị nhiễm trùng với các dấu hiệu chảy máu hoặc chất nhầy trong phân, tiểu ít, đau buốt khi tiểu và đau ở các vị trí khác ngoài bụng như ngực, hàm, họng...

Ngộ độc thực phẩm đặc biệt nguy hiểm với người có sức đề kháng cơ thể kém. Nhất là ở trẻ em dưới 2 tuổi, người cao tuổi, người đang dùng thuốc gây ức chế miễn dịch, bị suy dinh dưỡng, mắc các bệnh đường tiêu hóa như dạ dày, tá tràng. Người bệnh rối loại sắc tố hoặc bệnh gan.

Thông thường các triệu chứng cấp tính của ngộ độc thực phẩm sẽ xuất hiện chỉ sau vài phút đến vài giờ. Hoặc trong vòng từ 1 - 2 ngày sau khi nhiễm độc từ thức ăn. Ngộ độc thực phẩm nặng có thể dẫn đến tử vong. Trường hợp ngộ độc nhẹ thường gây mệt mỏi, suy kiệt cơ thể người bệnh.

3. Ngộ độc thực phẩm có thể điều trị tại nhà được không?

Có thể điều trị tại nhà được không là câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm. Thực tế thì khi bị ngộ độc thực phẩm chúng ta có thể tiến hành sơ cứu tại nhà với các trường hợp nhẹ. Đối với trường hợp có biểu hiện nặng như nôn mửa, tiêu chảy liên tục, nhức đầu, co giật...cần đưa ngay đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm và ý kiến của chuyên gia - Ảnh 3.

Điều trị tại nhà được không? Câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm - Ảnh: Internet

Đối với trường hợp ngộ độc nhẹ, bạn cần ngừng ngay lại nếu đang ăn. Nhanh chóng nôn bỏ hết thức ăn bị nhiễm độc ra ngoài bằng cách uống nước muối pha loãng và móc họng.

Sau khi đã nôn hết thức ăn độc, người bệnh cần được nằm nghỉ ngơi và theo dõi sát sao các triệu chứng bệnh. Nếu phát hiện triệu chứng lạ cần đến ngay bệnh viện để được điều trị.

4. Điều trị ngộ độc thực phẩm như thế nào?

Đối với phần lớn trường hợp, bệnh nhân có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không thể tự phục hồi. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng ngộ độc, các bác sĩ sẽ đề xuất hướng điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là các phương pháp điều trị ngộ độc thực phẩm.

- Bù nước và chất điện giải để khắc phục mất nước do tiêu chảy hoặc nôn nhiều.

- Uống thuốc kháng sinh nếu bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn.

- Sử dụng thuốc

Câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm và ý kiến của chuyên gia - Ảnh 4.

Cần nghỉ ngơi nhiều khi bị ngộ độc thực phẩm - Ảnh: Internet

Đối với phần lớn bệnh nhân, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng ngộ độc thực phẩm, bác sĩ sẽ đề xuất hướng điều trị phù hợp. Chúng có thể gồm:

Bù nước và chất điện giải để khắc phục tình trạng mất nước do tiêu chảy hoặc nôn.

Uống thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây trúng thực đến từ vi khuẩn loperamide hoặc bismuth subsalicylate trong trường hợp không sốt, không chảy máu khi đi ngoài.

Đối với các trường nguy hiểm bác sĩ cần tiến hành cấp cứu dựa trên nguyên nhân gây bệnh.

5. Thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của ngộ độc thực phẩm?

Mặc dù không phổ biến như những vấn đề trên nhưng đây cũng là câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm. Các biện pháp dưới đây giúp làm chậm diễn tiến sẽ làm thuyên giảm các dấu hiệu ngộ độc.

- Để dạ dày nghỉ ngơi bằng cách hạn chế ăn trong nhiều giờ.

- Uống nhiều nước, từng ngụm nhỏ. Tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn hoặc caffeine.

- Nên ăn các loại thức ăn nhạt, ít béo, dễ tiêu hoá. Bổ sung thêm các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

- Nghỉ ngơi nhiều hơn đến khi hồi phục sức khỏe hoàn toàn.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm