pnvnonline@phunuvietnam.vn
Trẻ giảm thính lực vì bị viêm tai giữa nặng mà không biết
Ảnh minh hoạ
Thăm khám cho cháu, PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An – Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện An Việt, nguyên Trưởng khoa BV Tai Mũi Họng Trung ương cho biết viêm tai giữa là bệnh lý gặp ở rất nhiều trẻ nhỏ. Bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và triệt để.
Trong trường hợp của con chị Hoa, bé đi tắm ở sông tiếp xúc với nguồn nước không sạch ứ đọng trong tai lại không được vệ sinh kĩ dẫn tới tình trạng trên. Nhiều bậc phụ huynh chỉ đưa con đi khám khi những triệu chứng đã nặng.
PGS Hoài An lưu ý, phụ huynh khi thấy có các dấu hiệu: đau tai, quấy khóc khi nằm, chảy dịch, mủ ở tai; trẻ thường sờ, kéo mạnh tai, gãi tai như có gì khó chịu; giảm thính lực, nghe kém, phản ứng chậm với âm thanh; trẻ mất thăng bằng, dễ ngã và sốt cao, có thể trên 38 độ C, sổ mũi, chảy nước mũi cần đến ngay bệnh viện thăm khám.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh viêm tai giữa, trẻ cần được chích ngừa vaccine cúm hàng năm. Đồng thời giữ gìn vệ sinh mũi họng, tránh môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá. Giữ ấm, giữ ẩm vùng mũi cho trẻ, nhất là trong mùa lạnh.
Theo PGS Hoài An, một số biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa có thể kể đến như:
Mất thính lực: Ở giai đoạn nặng, bệnh có thể dẫn đến mất thính lực ở trẻ, gây ra tình trạng trẻ chậm nói, chậm phát triển.
Viêm tai xương chũm: Não có vị trí gần tai. Do đó viêm tai giữa dễ dẫn đến viêm tai xương chũm. Viêm thông qua các mạch máu đến màng cứng não, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, tổn thương não như áp xe não, viêm xương quanh hộp sọ…
Thủng màng nhĩ: Bệnh viêm tai giữa có thể tái phát nhiều lần, tạo thành những ổ mủ trong tai gây thủng màng nhĩ ở trẻ.
Viêm màng não: Viêm tai giữa gây ra các biến chứng về nội sọ như viêm não, viêm màng não, nhiều trường hợp nặng có thể gây tử vong.