pnvnonline@phunuvietnam.vn
Điều trị viêm tai giữa có mủ như thế nào?
Bị viêm tai giữa có mủ là tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa kèm theo các triệu chứng chảy mủ. Mủ hình thành trong ống tai do niêm mạc tăng tiết dịch gây ứ đọng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tụ mủ ở cơ quan này.
Khác hẳn với các giai đoạn trước, đối với tình trạng viêm tai giữa có mủ xảy ra nghiêm trọng hơn và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời nhận được điều trị.
1. Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?
Thực tế, bất cứ căn bệnh nào nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời đều không quá nguy hiểm đến sức khỏe con người. Viêm tai giữa có mủ cũng vậy, nếu kịp thời phát hiện để điều trị thì tổn thương ở màng tai nhanh chóng được phục hồi. Ngược lại, nếu không kịp thời xử lý, bệnh nhân có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính hoặc viêm xương chũm cấp tính.
Không chỉ vậy, viêm tai giữa có mủ còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:
- Gây tình trạng liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số 7.
- Bị viêm màng não.
Quá trình chuẩn đoán bệnh viêm tai giữa có mủ thông thường đều được chuẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng. Việc bác sĩ sử dụng đèn pin chuyên dụng nhằm quan sát các biểu hiện thực thể ở tai. Ngoài ra, bác sĩ có thể đặt câu hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải.
2. Điều trị viêm tai giữa có mủ như thế nào?
Nếu được phát hiện sớm, ở giai đoạn ứ mủ thì cần chủ động trích rạch dẫn lưu mủ ra ngoài ống tai. Đối với trường hợp vỡ mủ cần làm thuốc tai cẩn thận trong vòng 1 đến 2 tuần nhằm giúp màng tai liền lại.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa có dịch mủ theo giai đoạn cụ thể như sau:
2.1. Điều trị viêm tai giữa có mủ ở giai đoạn ứ mủ
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau cho bệnh nhân với các loại thuốc như: Acetaminophen, Ibuprofen, Diclofenac,… điều này giúp giảm thân nhiệt và cải thiện cơn đau do viêm tai giữa gây ra cho người bệnh.
Kèm theo đó là sử dụng thuốc Glycerin Borat 2% liên tục, khoảng thời gian mỗi lần cách nhau khoảng vài giờ. Đối với dung dịch Glycerin borat, loại dung dịch này có khả năng làm mềm dịch tiết trong tai nhằm chuẩn bị có quá trình trích rạch dẫn lưu.
Đối với giai đoạn ứ mủ, cần chủ động trích rạch nhằm dẫn lưu mủ bên ngoài.
Sau khi khám thấy màng nhĩ phồng lên, nên chủ động trích rạch kịp thời, đối với thủ thuật này bác sĩ sẽ thực hiện trích rạch 1/4 góc sau dưới màng tai để tạo không gian mủ dẫn lưu ra bên ngoài.
Khi mủ chảy ra bên ngoài, bác sĩ thấm cồn boric và đặt vào tai giúp sát khuẩn. Đa số các trường hợp chủ động trích rạch dẫn lưu đều đem lại kết quả tốt và cải thiện sau khoảng 1 đến 4 tuần.
2.2. Điều trị giai đoạn đã vỡ mủ
Những trường hợp khi đã bị vỡ mủ cần làm thuốc tai và theo dõi cho đến khi màng tai liền lại. Tuyệt đối không tự ý rắc bột thuốc kháng sinh hoặc các loại thảo dược vào ống tai, điều này có thể gây ra tình trạng bít tắc mủ và tổn thương màng tai vĩnh viễn.
Thuốc tai được thực hiện bởi nhân viên y tế, bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng tổn thương ở tai để lựa chọn loại thuốc bột thích hợp nhằm sát trùng và ức chế vi khuẩn với 3 bước chính:
- Bước 1: Rửa tai.
- Bước 2: Rỏ thuốc tai.
- Bước 3: Phun thuốc bột.
Phòng bệnh viêm tai giữa chứa mủ tái phát:
Thực chất tình trạng viêm tai giữa có mủ xảy ra, đây là bệnh có khả năng tái phát cao nếu không có các biện pháp chăm sóc phù hợp. Nếu bệnh liên tục tái phát không chỉ gây ảnh hưởng đến thính lực mà còn tác động tiêu cực đến các cơ quan khác đến đường hô hấp.
- Sử dụng nút tai khi bơi lội tránh nước ứ đọng.
- Cần điều trị dứt điểm các bệnh lý về tai mũi họng.
- Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm.
- Đeo khẩu trang khi đến các khu vực công cộng như bệnh viện, bến xe.
- Vệ sinh tay trước và sau khi ăn, trước và sau khi vệ sinh nhằm hạn chế đưa vi khuẩn vào cơ thể.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch.
Viêm tai giữa có mủ hoàn toàn có thể được điều trị khỏi và không để lại di chứng. Tuy nhiên, không nên chủ quan vì viêm tai giữa có mủ có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe.