Triệu chứng sớm của bệnh cúm ở người lớn và trẻ em có gì khác biệt?

Châu Anh
11/10/2022 - 20:29
Việc phát hiện các triệu chứng sớm của cúm giúp ngăn chặn tốt hơn sự lây lan của virus và góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục thay vì phát hiện muộn và các triệu chứng tồi tệ hơn.

Các triệu chứng sớm của cúm (bệnh cúm) ban đầu có thể bao gồm:

- Mệt mỏi

- Đau nhức cơ thể và ớn lạnh

- Ho

- Viêm họng

- Sốt

- Các vấn đề về dạ dày - ruột

- Đau đầu.

Như vậy có thể thấy sốt không phải là triệu chứng sớm đầu tiên khi mắc cúm. Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho biết, ở trẻ em có những dấu hiệu sớm đặc biệt khác.

1. Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ em

Virus cúm cũng gây ra các triệu chứng đặc biệt trên trẻ em và cần được chăm sóc y tế, chúng có thể bao gồm:

- Trẻ không uống đủ lượng chất lỏng

- Khóc không có nước mắt

- Ngủ li bì, kém linh hoạt, ủ rũ

- Trẻ bỏ ăn, bỏ bú

- Bị sốt kèm phát ban

- Tiểu ít hoặc không tiểu.

Thực tế thì khá khó để có thể phân biệt được sự khác biệt giữa bệnh cúm và cảm lạnh ở trẻ em. Với cảm lạnh và cúm, trẻ có thể bị ho, đau họng và đau nhức cơ thể. Các triệu chứng này thường nghiêm trọng hơn nếu trẻ bị nhiễm cúm.

Nếu như trẻ không bị sốt cao hoặc kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác thì có thể là trẻ đang bị cảm lạnh. Tuy nhiên, cách tốt nhất chính là cho trẻ thăm khám và làm các xét nghiệm sàng lọc để chẩn đoán nếu cần thiết.

2. Vậy đâu là các triệu chứng sớm của cúm?

2.1. Mệt mỏi đột ngột hoặc cảm thấy quá sức (cực kì mệt mỏi)

Mệt mỏi đột ngột hoặc cực kì mệt mỏi là một trong những triệu chứng sớm nhất của bệnh cúm. Dấu hiệu này có thể xuất hiện sớm hơn hẳn so với các biểu hiện khác. Mệt mỏi cũng là một dấu hiệu của cảm lạnh thông thường nhưng có vẻ như triệu chứng này nghiêm trọng hơn ở người bị cúm.

Triệu chứng sớm của bệnh cúm ở người lớn và trẻ em có gì khác biệt? - Ảnh 2.

Mệt mỏi đột ngột hoặc cực kì mệt mỏi là một trong những triệu chứng sớm nhất của bệnh cúm (Ảnh: Internet)

Cơ thể suy nhược, uể oải có thể cản trở việc hoạt động hay sinh hoạt bình thường. Điều quan trọng là bạn cần phải hạn chế các hoạt động quá sức và giữ cho cơ thể được nghỉ ngơi để tăng cường hệ miễn dịch cũng như chống lại virus.

2.2. Đau nhức cơ thể và ớn lạnh

Đau nhức cơ thể và ớn lạnh là triệu chứng thường gặp của bệnh cúm. Nếu bạn bị nhiễm virus cúm, bạn có thể bị đau nhức cơ thể tương tự như khi tập luyện thể thao quá mức - tuy nhiên nếu do cúm, đau nhức toàn thân đặc biệt là ở các vùng đầu, lưng và chân có thể xảy ra.

Ngoài đau nhức cơ thể thì người nhiễm cúm cũng có biểu hiện bị ớn lạnh, thậm trí là ngay cả trước khi cơn sốt ghé thăm.

Điều cần làm chính là giữ ấm cơ thể và dùng thuốc giảm đau không kê đơn chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen theo chỉ dẫn của cơ thể nếu bạn vẫn bị đau nhức.

2.3. Ho khan dai dẳng

Một trong các triệu chứng sớm của cúm chính là ho khan dai dẳng. Ngoài ra bạn cũng có thể xuất hiện các cơ thở khò khè, ho có đờm (mặc dù hiếm).

Triệu chứng sớm của bệnh cúm ở người lớn và trẻ em có gì khác biệt? - Ảnh 3.

Với người đang gặp các vấn đề về hô hấp như hen suyễn hay khí phế thũng thì việc liên hệ sớm với bác sĩ sẽ giúp bạn ngăn chặn được các biến chứng có thể có sau cúm (Ảnh: Internet)

Với người đang gặp các vấn đề về hô hấp như hen suyễn hay khí phế thũng thì việc liên hệ sớm với bác sĩ sẽ giúp bạn ngăn chặn được các biến chứng có thể có sau cúm. Ngoài ra, nếu ho có đờm với mùi hôi, màu sắc lạ thì cũng cần nhanh chóng thăm khám bởi cúm có thể gây biến chứng viêm phế quản và viêm phổi.

2.4. Đau họng

Ho do cúm có thể nhanh chóng dẫn tới đau họng, thậm chí với một số virus cúm bạn có thể bị sưng họng mà không ho.

Trong giai đoạn sớm của bệnh, họng của bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu hoặc cảm thấy vướng víu khi nuốt đồ ăn hoặc uống. Lúc này bạn nên súc miệng với nước muối ấm pha loãng.

2.5. Sốt

Sốt là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động để chống lại nhiễm trùng. Các cơn sốt liên quan tới cúm thường trên 38 độ C. Sốt cũng là triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu của bệnh nhưng, điều đặc biệt là không phải ai bị cúm cũng sẽ bị sốt nên nhiều người sẽ chỉ thấy bị ớn lạnh không kèm theo sốt khi virus xâm nhập cơ thể.

Triệu chứng sớm của bệnh cúm ở người lớn và trẻ em có gì khác biệt? - Ảnh 4.

Sốt là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động để chống lại nhiễm trùng (Ảnh: Internet)

2.6. Các vấn đề về đường tiêu hóa

Các triệu chứng cúm ban đầu có thể kéo dài xuống dưới họng và ngực - tới hệ tiêu hóa. Một số type virus gây cúm có thể khiến bạn bị tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày và nôn mửa.

Mất nước có thể xảy ra trong trường hợp này, vì thế hãy bổ sung nhiều nước, điện giải, nước ép trái cây không đường hay nước canh/soup.

3. Các triệu chứng khẩn cấp

Bệnh cúm là một bệnh có các giai đoạn tiến triển theo các mức độ. Điều này có thể hiểu là các triệu chứng bệnh sẽ trầm trọng dần lên trước khi bạn khỏi bệnh. Tất nhiên là không phải tất cả mọi người đều phản ứng như nhau với virus gây cúm. Sức khỏe tổng thể cũng góp phần vào việc có các triệu chứng với mức độ khác nhau, từ nhẹ tới nặng.

Tuy vậy thì bạn cần liên hệ với cơ sở y tế ngay, nếu:

- Bị tức ngực

- Khó thở

- Da và môi tái xanh

- Mất nước nghiêm trọng

- Chóng mặt và lú lẫn

- Sốt cao kéo dài không đáp ứng với các biện pháp hạ sốt

- Ho nặng hơn.

4. Các biến chứng có thể gặp nếu bị cúm

Thường thì các triệu chứng của cúm sẽ biến mất trong vòng 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì bệnh cúm có thể gây ra các biến chứng cho sức khỏe khác, đặc biệt là ở những người có nguy cơ mắc bệnh cao bao gồm:

- Viêm phổi

- Viêm phế quản

- Viêm xoang

- Nhiễm trùng tai

- Viêm não.

Nhìn chung, trong mùa cúm việc bảo vệ bản thân khỏi các virus đường hô hấp là ưu tiên hàng đầu. Virus cúm có thể lây quan các giọt bắn của đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Khi giọt bắn tiếp cận với người lành hoặc bề mặt có mầm bệnh, bạn có thể bị phơi nhiễm khi hít thở phải.

Vì thế hãy đảm bảo rằng bạn được tiêm phòng cúm hàng năm. Vaccine phòng cúm phù hợp với đối tượng từ 6 tháng tuổi trở lên, kể cả phụ nữ mang thai. Ngoài ra để phòng tránh cúm, bạn cũng cần rửa tay thường xuyên và hạn chế việc đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng; đồng thời cần tránh tối đa việc tiếp xúc với người bệnh hoặc khi bạn bị bệnh để tránh lây lan.

Nguồn: Healthline
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm