Từ năm 2020: Thu nhập dưới 2 triệu đồng/người/tháng là hộ nghèo

PV
17/03/2021 - 13:00
Từ năm 2020: Thu nhập dưới 2 triệu đồng/người/tháng là hộ nghèo

Ảnh minh họa

Giai đoạn 2022 - 2025, Việt Nam sẽ áp dụng chuẩn nghèo đa chiều mới theo quy định tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2021.

Theo Nghị định, các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025 gồm: thu nhập; mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản; và dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025

Tiêu chí thu nhập:

- Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.

- Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.

Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản:

- Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.

- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

Với các tiêu chí trên, tại khu vực nông thôn, hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên sẽ đạt chuẩn hộ nghèo.

Trong khi tại thành thị là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Từ năm 2020: Thu nhập dưới 2 triệu đồng/người/tháng là hộ nghèo - Ảnh 1.

Nguồn: TTXVN

Tiếp tục thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo

Chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 50/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng về Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng CSXH, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn, quan trọng của Đảng, Nhà nước ta. Đây cũng là yêu cầu phát triển bền vững, thể hiện bản chất, định hướng xã hội chủ nghĩa của chế độ ta. Trong giai đoạn đổi mới, thành công quan trọng của đất nước, trong đó có phát triển cơ sở hạ tầng, tăng thu nhập cho người dân, nhưng quan trọng nhất là xóa đói giảm nghèo. 

Giảm đói nghèo có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự vươn lên mạnh mẽ của người dân dưới sự hỗ trợ của Nhà nước, và trong đó kênh vốn của Ngân hàng CSXH đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ người dân trong bối cảnh nhiều biến đổi, nhất là thiên tai, khí hậu. Trong thời gian qua, toàn hệ thống của Ngân hàng CSXH đã nỗ lực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo; phối hợp chặt chẽ với 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến bình, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) cùng tham gia.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng CSXH nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đặc biệt lưu ý những tác động, ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 đến đời sống nhân dân, đề xuất các giải pháp hỗ trợ kịp thời để tiếp tục thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm