pnvnonline@phunuvietnam.vn
Ung thư vòm họng diễn tiến thế nào?
Ung thư vòm họng là bệnh lý dễ gặp ở những đối tượng có thói quen sống không lành mạnh và tiền sử gia đình. Đây là bệnh lý nguy hiểm vì nó diễn tiến âm thầm và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp nên bệnh nhân chủ quan. Một trong những vấn đề bệnh nhân mắc ung thư vòm họng quan tâm là ung thư vòm họng sống được bao lâu cũng như làm sao để sống chung với ung thư vòm họng lâu nhất.
1. Thời gian ủ bệnh ung thư vòm họng
Sự nguy hiểm của ung thư vòm họng là do bệnh lý này diễn biến âm thầm, nếu chủ quan, không thăm khám thì dễ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Khi các triệu chứng đã rõ ràng thì việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Thời gian ủ bệnh của bệnh lý ung thư vòm họng khá lâu và tùy thuộc vào sức đề kháng của mỗi bệnh nhân. Theo đó, thời gian ủ bệnh thông thường là từ 3 đến 6 tháng. Cần lưu ý, cũng có trường hợp thời gian ủ bệnh lên đến 1 năm.
Sau thời gian ủ bệnh, tế bào ung thư vòm họng bắt đầu hình thành và phát triển. Bệnh lý ung thư vòm họng được chia thành 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Kích thước khối u còn nhỏ, dưới 2,5 cm.
+ Giai đoạn 2: Kích thước khối u lớn hơn, đã phát triển khoảng 5-6 cm.
+ Giai đoạn 3: Khối u đã phát triển lớn hơn so với giai đoạn 2. Ngoài ra, ở giai đoạn 3 của ung thư vòm họng, khối u có thể đã xâm lấn sang các cơ quan khác của cơ thể.
+ Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn khối u đã di căn. Kích thước khối u đã trở nên rất lớn, không chỉ ở vòm họng mà còn ở các cơ quan xa khác như não, miệng.
2. Ung thư vòm họng và tỷ lệ sống
Vòm họng là cơ quan nằm ở vị trí đặc biệt trong cơ thể con người. Vòm họng tiếp xúc với nhiều bộ phận trong vùng mặt. Chính vì vậy, triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác thuộc các cơ quan xung quanh dẫn tới việc người bệnh chủ quan không đi thăm khám và điều trị kịp thời.
Ung thư vòm họng sống được bao lâu tùy thuộc vào thời điểm phát hiện ra bệnh.
+ Đối với những bệnh nhân mắc ung thư vòm họng mà phát hiện trong giai đoạn đầu của bệnh thì có thể khỏi bệnh nếu được điều trị kịp thời và đúng phác đồ. Nguyên nhân là vì thời điểm này, tế bào ung thư còn tiến triển chậm, ít ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể người bệnh.
Do đó, với những bệnh nhân ung thư vòm họng phát hiện trong giai đoạn đầu, tỷ lệ sống thêm 5 năm là khá cao, vào khoảng 82%. Thậm chí, có những bệnh nhân sống lâu hơn, điều trị tốt, đáp ứng điều trị thì có thể kéo dài tới 10 năm hoặc 15 năm.
+ Đối với những bệnh nhân phát hiện ra bản thân mắc ung thư vòm họng ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3 thì có tỷ lệ sống thêm 5 năm thấp hơn giai đoạn đầu, lần lượt là khoảng 75% với giai đoạn 2 và 65% với giai đoạn 3.
Khi phát hiện ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3, các khối u ung thư vòm họng có sự phát triển nhanh chóng cả về kích thước và vị trí xâm lấn. Thời điểm này, các triệu chứng trên cơ thể bệnh nhân sẽ ngày càng xuất hiện nặng hơn với tần suất dày đặc hơn.
Cụ thể, vùng đầu – mặt – cổ của bệnh nhân thường có các biểu hiện như ù tai, viêm tai, chảy máu mũi cùng với các chất nhày. Cùng với đó là có xuất hiện các hạch bạch huyết ở cổ. Do đó, mức độ ảnh hưởng của ung thư vòm họng tới cơ thể của bệnh nhân ngày càng nguy hiểm hơn, khiến cho thời gian sống của người bệnh bị rút ngắn.
+ Đối với những bệnh nhân phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối có tỷ lệ sống thêm 5 năm là 51%.
Thực tế cho thấy, tại nước ta, có đến 80% bệnh nhân thường đến khám và phát hiện mắc ung thư vòm họng khi bệnh đang ở giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4. Việc phát hiện ung thư vòm họng ở các giai đoạn này khiến cho việc điều trị khó khăn bởi vì khối u đã lớn và bắt đầu xâm lấn, khiến cho sức khỏe của bệnh nhân ngày càng yếu đi, dẫn tới thời gian sống giảm xuống rất nhiều.
3. Làm sao để tăng tuổi thọ khi mắc ung thư vòm họng?
Bệnh nhân mắc ung thư vòm họng cần lưu ý, những số liệu thống kê về tỷ lệ sống thêm 5 năm sau chẩn đoán của người bệnh chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh có thể sống thêm bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như tâm lý, sức đề kháng cũng như các biện pháp tăng cường sức khỏe của bản thân bệnh nhân.
Dưới đây là một số biện pháp tăng cường sức khỏe và tăng tuổi thọ khi mắc ung thư vòm họng:
- Vệ sinh phần mũi - hầu họng sạch sẽ: Vùng mũi - hầu họng của bệnh nhân ung thư vòm họng sẽ bị tổn thương, là điều kiện khiến nhiều loại vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh. Do đó, người bệnh cần vệ sinh vùng vòm họng sạch sẽ. Cụ thể, người bệnh cần:
+ Đánh răng thường xuyên và đúng cách, mỗi ngày 2 lần.
+ Súc miệng bằng nước muối sinh lý trước và sau khi ăn.
+ Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với nguồn không khí bị ô nhiễm.
+ Cân nhắc việc sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi mỗi ngày.
- Hạn chế tiêu thụ những sản phẩm gây kích ứng vùng hầu họng: Vòm họng là cơ quan tiếp giáp với hầu họng. Vì thế, để bảo vệ vòm họng, cần chú ý giữ gìn, tránh cho vùng hầu họng bị tổn thương. Vì thế, cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm cay nóng, thực phẩm nướng để tránh vùng hầu họng bị kích ứng.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt và vận động lành mạnh, khoa học: Người bệnh cần lưu ý, hiệu quả điều trị bệnh ung thư vòm họng hay bất cứ bệnh lý nào khác còn tùy thuộc vào sức khỏe tổng thể của người bệnh. Vì thế, để sống chung và tăng tuổi thọ khi bị ung thư vòm họng, người bệnh cần nâng cao sức khỏe của bản thân bằng những thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh.
Cụ thể, người bệnh nên đi ngủ sớm, hạn chế thức khuya, giảm bớt những lo âu, căng thẳng trong cuộc sống. Thường xuyên vận động, rèn luyện sức khỏe với cường độ phù hợp với bản thân như đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, ...
- Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe: Người bệnh cũng có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe để tăng cường hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, khi sử dụng, cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc ung thư vòm họng sống được bao lâu cũng như làm sao để tăng tuổi thọ khi mắc bệnh lý này. Cần lưu ý, khi có biểu hiện viêm nhiễm vùng mũi họng cần sớm đi khám bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời.