pnvnonline@phunuvietnam.vn
UNICEF cứu trợ phòng chống dịch Covid-19 cho hơn 340.000 người tại Việt Nam
Những hàng hóa cứu trợ nước sạch và vệ sinh được trao cùng với những tài liệu truyền thông về rửa tay và vệ sinh cá nhân đúng cách để giúp người dân và trẻ em an toàn trước bệnh dịch. "Rửa tay chưa bao giờ quan trọng như hiện nay trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhiều trẻ em và gia đình không thể thực hành được điều đơn giản này vì thiếu nước sạch và các sản phẩm vệ sinh thiết yếu", bà Rana Flowers - Đại diện của UNICEF Việt Nam chia sẻ.
Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long đã phải hứng chịu khủng hoảng vì hạn hán và xâm nhập mặn từ năm 2019. UNICEF không chỉ cung cấp các hàng hóa cứu trợ, mà còn tiến hành các hoạt động nhằm đảm bảo không bỏ lỡ các cơ hội tạo ra sự thay đổi lâu dài cho cuộc sống các trẻ em, đảm bảo rằng các cơ hôi này đến được với tất cả trẻ em và sự thay đổi được tạo ra có tính bền vững. Các đối tác quan trọng đã hỗ trợ UNICEF để các hoạt động đến được với tất cả trẻ em và đảm bảo các em có được cuộc sống mạnh khỏe và có cơ hôi như nhau để thực hiện ước mơ của mình.
UNICEF tập trung hỗ trợ trẻ em và các cộng đồng phục hồi sau khủng hoảng, đồng thời hỗ trợ khắc phục những hậu quả lâu dài đe dọa quyền và sự phát triển của trẻ em. Hơn bất cứ một cuộc khủng hoảng nào, Covid-19 có nguy cơ trở thành khủng hoảng về quyền trẻ em. Hiện nay, UNCEF tập trung vào việc đánh giá và đáp ứng khẩn cấp các nguy cơ về quyền trẻ em: việc trẻ em bỏ học, lao động trẻ em cho đến việc gia tăng bạo lực, nguy cơ lan truyền bệnh tật ở các vùng không có nước sạch và sản phẩm vệ sinh. UNICEF vận động để các hoạt động bảo trợ xã hội tập trung vào trẻ em, kêu gọi các doanh nghiệp và người dân tiếp tục hỗ trợ nhằm đảm bảo các tổ chức có thể nhân rộng các hoạt động can thiệp cứu sống trẻ em.
Không chỉ có UNICEF, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam đã trao tặng các phần quà là thực phẩm, khẩu trang và nước rửa tay đến hơn 9.100 nạn nhân bom mìn và gia đình các nạn nhân ở hai tỉnh Quảng Bình và Bình Định.
Hỗ trợ nạn nhân bom mìn và gia đình các nạn nhân là một nội dung chính trong Dự án Việt Nam - Hàn Quốc Hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh do Trung tâm Hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC), KOICA và UNDP phối hợp triển khai từ đầu năm 2018, Dự án nhằm tăng cường các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, hướng tới cộng đồng an toàn và phát triển bền vững. Cùng với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Dự án đã xây dựng cơ sở dữ liệu chính thức của 75.000 người khuyết tật, trong đó có 9.100 nạn nhân bom mìn.