Uống chai nước tẩy, bé 6 tuổi nhập viện cấp cứu

30/08/2019 - 19:10
Thấy miệng bé có mùi thuốc tẩy, nghi con bị ngộ độc nên gia đình đã đưa trẻ đến BV để được thăm khám và điều trị.

Ngày 30/8, bác sĩ Bác sỹ Đỗ Thị Thu Giang, Trưởng khoa Nhi (BV Đa khoa Tuyên Quang) cho biết, BV vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi La Văn T. (6 tuổi, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) bị uống nhầm thuốc tẩy rửa.

Gia đình cho biết, ngày 29/8, bé chạy chơi gần nhà. Bất ngờ, bé thấy chai nước ở góc tường, không có nhãn mác và đã uống 1 ngụm. Sau khi uống, bé thấy mùi khó chịu nên đã chạy về bảo bố mẹ. Thấy miệng bé có mùi thuốc tẩy, nghi bị ngộ độc gia đình đã đưa bé đến BV để được thăm khám và điều trị.

Sau 1 ngày điều trị tích cực, sức khỏe em bé ổn định và đã được xuất viện.

69235642_940099629655678_1921209944619614208_n.jpg
Bé 6 tuổi nhập viện do uống nhầm thuốc tẩy

 Cũng trong ngày 29/8, BV đã tiếp nhận nhi L.B.N. (1 tuổi, ở TP. Tuyên Quang) bị ngộ độc băng phiến.

Trước đó, tối ngày 29/8, bệnh nhi được đưa đến BV cấp cứu trong tình trạng lờ đờ, quấy khóc. Gia đình cho biết, mới mua gói băng phiến về để trên bàn, chưa cất vào tủ. Bé thấy  gói băng phiến nghĩ là kẹo nên đã ăn 1 viên. Sau ăn, bé bị nôn. Gia đình đã phát hiện ra, lập tức đưa cháu đến bệnh viện khám và điều trị.

Hiện tại, bệnh nhi bị ngộ độc băng phiến sức khỏe đã ổn định và tiếp tục dược bác sĩ theo dõi.

Theo bác sĩ Giang, thời gian gần đây BV đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc hóa chất, trong đó có thuốc tẩy rửa, băng phiến. Nguyên nhân cũng bởi các bé đang trong độ tuổi tò mò, khám phá, thường thấy vật gì cũng cho vào miệng. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, các loại hóa chất dạng nước gia đình cần để xa tầm tay của trẻ và không đựng trong những chai nước ngọt như C2, Cocacola để tránh trường hợp trẻ bị ăn, uống nhầm. Nếu phát hiện trẻ uống ăn, nhầm thuốc tẩy, băng phiến, người lớn cần gây nôn cho trẻ càng sớm càng tốt (đối với uống nhầm xăng và axit thì không nên gây nôn). Sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới ngay cơ sở y tế để được các bác sỹ tiếp tục cấp cứu, giải độc. Khi đi nhớ mang theo vỏ thuốc hoặc chai hoá chất mà trẻ uống nhầm để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời và chính xác.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm