• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Về xuôi tìm việc: Những điều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số cần lưu ý

Lê Hoa (thực hiện)
27/07/2023 - 14:47
Về xuôi tìm việc: Những điều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số cần lưu ý

Ảnh minh họa

Rời bản làng đi tìm kiếm việc làm là xu hướng lựa chọn của nhiều chị em phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số. Chị em cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Những lời khuyên từ chuyên gia sẽ giúp chị em an toàn hơn khi đi làm ăn xa.

Chị Ngô Thị Thanh Hương, chuyên gia của Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam (CARE) chia sẻ kinh nghiệm dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số khi rời bản làng đi tìm kiếm công việc tại những miền đất mới.

+ Từ thực tế nghiên cứu của mình, chị có thể chia sẻ những vấn đề mà đồng bào dân tộc thiểu số thường gặp phải khi về xuôi tìm việc làm là gì?

Chị Ngô Thị Thanh Hương: Gần đây CARE có làm một đánh giá ở hai tỉnh Lai Châu và Hà Giang với câu hỏi tương tự. Chúng tôi nhận thấy có 3 nhóm vấn đề chính mà đồng bào dân tộc thiểu số khi rời khỏi quê nhà để đi làm thường phải đối mặt. 

Cụ thể: Nhóm vấn đề thứ nhất là họ không tìm được việc làm hoặc không tìm được việc làm như họ mong đợi, từ lương bổng, lợi ích, điều kiện làm việc…  

Nhóm vấn đề thứ hai là họ khó hòa nhập với cuộc sống nơi đến. Bà con có quá nhiều bỡ ngỡ từ nơi ăn chốn ở, các loại chi phí, đường đi lối lại, hay đơn giản là các quy định ngầm mà không ai nói trước cho họ. 

Nhóm vấn đề thứ ba là họ bị lừa đảo, bị bóc lột sức lao động, bị quỵt tiền công, rồi có cả bạo lực thể xác và tinh thần.

Về xuôi tìm việc: Những điều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số cần lưu ý  - Ảnh 1.

Tìm kiếm việc làm, thu nhập ổn định là nhu cầu chính đáng của mọi phụ nữ

+ Vậy họ cần chuẩn bị những kỹ năng như thế nào để tránh rơi và "bẫy lừa đảo" khi xin việc?

Chị Ngô Thị Thanh Hương: Khi quyết định rời bản làng, quê hương đi làm, chị em cần lưu ý những điều sau:

Kiểm chứng thông tin: Nghiên cứu của CARE nhận thấy rằng thông thường đồng bào khi đi làm ăn xa thường dựa vào người giới thiệu cùng làng, cùng bản của mình, mà họ chỉ có duy nhất nguồn thông tin đó, rất bị động. Vậy nên CARE khuyến khích họ khi có một thông tin họ cần tìm hiểu rõ công việc đó là gì, làm việc ở đâu, người thuê mình là ai, các chế độ lương bổng như thế nào, có ký Hợp đồng lao động hay không, chi trả ra sao... Họ cũng cần kiểm định thông tin đó qua nhiều nguồn mà họ có thể tiếp cận được chứ không chỉ phụ thuộc vào một người.

Cảnh giác trước các thông tin việc làm "quá tốt": Khi chúng tôi đi thực tế thì thấy các quảng cáo về việc làm luôn chỉ để cập đến lương cao, các hỗ trợ mà không có các thông đây đủ về công việc và các khoản chi phí nên khiến người lao động đặt mong muốn rất cao nhưng thực tế nó không như thế.

Tham vấn và tìm việc ở những nguồn đáng tin cậy: Như trao đổi bên trên thì ngoài việc tham khảo thông tin từ người giới thiệu, người đã đi làm trước đó thì người lao động quyết định đi làm an xa cũng cần tham khảo trên trang thông tin chính thức của chính quyền địa phương, trung tâm giới thiệu việc làm tại địa phương, các nguồn việc thông qua chính quyền địa phương tư vấn, rồi thông tin chính thức từ chính cơ quan tuyển dụng.

Gặp phỏng vấn và ký hợp đồng trực tiếp với nhà tuyển dụng: Đây là việc rất quan trọng, dù hình thức công việc nào, thì người lao động cần gặp trực tiếp người tuyển dụng mình trước khi bắt đầu công việc.

Về xuôi tìm việc: Những điều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số cần lưu ý  - Ảnh 2.

Chị em cần tìm hiểu rõ công việc đó là gì, làm việc ở đâu, người thuê mình là ai, các chế độ lương bổng như thế nào, có ký Hợp đồng lao động hay không, chi trả ra sao...

+ Nếu gặp những vấn đề gì xảy ra khi đi làm việc mà không tự giải quyết được, phụ nữ dân tộc thiểu số có thể tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu, chị có thể chia sẻ?

Chị Ngô Thị Thanh Hương: Để hạn chế những vấn đề xảy ra, chị em cũng rất cần được nâng cao kỹ năng "chuẩn bị" cả về thể chất, tinh thần, kinh tế, kỹ năng mềm để có thể đi làm ăn xa. Chị em cần chuẩn bị kỹ càng giấy tờ tùy thân, hồ sơ xin việc…; cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến công việc, các thông tin về giá cả, nhà ở, điện nước, chi phí sinh hoạt tại nơi đến như thế nào… và quan trọng nhất là các thông tin liên quan đến hợp đồng lao động để đảm bảo việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình

Khi có các vấn đề xấu xảy ra, chị em có thể liên hệ đến số đường dây nóng của y tế, công an, cứu hộ cứu nạn khi có tranh chấp, có tai nạn lao động…. Ngoài ra, người đi làm ăn xa, chị em cũng được khuyến khích giữ liên lạc với chính quyền địa phương ở quê nhà để có thể liên hệ khi cần thiết.

Về xuôi tìm việc: Những điều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số cần lưu ý  - Ảnh 3.

Chị em nên giữ liên lạc với người thân, gia đình, chính quyền địa phương ở quê nhà để có thể liên hệ khi cần thiết.

Quan trọng hơn tất cả họ phải giữ liên lạc với người thân của mình ở quê nhà và có thông tin liên lạc của một số người đi làm cùng quê để liên hệ khi cần. Nghe thì có gì không đúng lắm, nhưng qua nghiên cứu của chúng tôi thì đồng bào mình rất thiếu sự chuẩn bị khi đi. Có người chúng tôi hỏi người nhà có liên hệ không thì họ bảo ko biết liên hệ như thế nào, vì chỉ khi nào người đi gọi về thì mới biết thôi, cũng không biết tìm họ ở đâu, thực tế đã có trường hợp bây giờ vẫn đang đi tìm người thân không biết đi đâu.

+ Xin cảm ơn chia sẻ của chị!


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Thường trực Ban Bí thư gặp mặt, biểu dương 293 Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở giỏi toàn quốc

Thường trực Ban Bí thư gặp mặt, biểu dương 293 Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở giỏi toàn quốc

Sáng 18/10, trong khuôn khổ Chương trình biểu dương Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở giỏi toàn quốc năm 2023 với chủ đề "Những bông hoa tháng 10", Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư, Trưởng ban Tổ chức TƯ Đảng Trương Thị Mai đã có cuộc gặp mặt thân mật, động viên, biểu dương các đại biểu tham dự Chương trình.

Cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi

Cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi

Hướng tới kỷ niệm 115 năm Ngày sinh cố Phó Chủ tịch Quốc hội, cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập (10/10/1908 - 10/10/2023), Báo PNVN trân trọng giới thiệu Ký sự nhân vật "Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi".

Xúc động khoảnh khắc Quốc ca Việt Nam vang lên tại đấu trường World Cup nữ 2023

Xúc động khoảnh khắc Quốc ca Việt Nam vang lên tại đấu trường World Cup nữ 2023

Trong bài phát biểu của mình sau trận đấu gặp Đội tuyển Mỹ, HLV trưởng Mai Đức Chung đã chia sẻ về cảm xúc đặc biệt khi lần đầu tiên Quốc ca Việt Nam được vang lên ở đấu trường World Cup nữ: "Khi Quốc ca Việt Nam vang lên, cảm xúc của tôi dâng trào. Chúng tôi chưa bao giờ được đá World Cup. Nhưng bây giờ, cả thế giới đã được nghe Quốc ca Việt Nam. Đó là niềm vinh hạnh, hãnh diện!".

Đọc thêm