Vì sao các ca dương tính trở lại với Covid-19 không có khả năng lây lan ra cộng đồng?

Linh Trần
05/05/2020 - 16:40
Vì sao các ca dương tính trở lại với Covid-19 không có khả năng lây lan ra cộng đồng?
"Các trường hợp dương tính trở lại với Covid-19 không phải là người lành mang trùng. Bởi nếu người lành mang trùng thì virus phải sống và có khả năng lây bệnh, nhưng đây chỉ là xác virus", GS. Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TƯ, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho biết.

Liên quan đến thông tin các bệnh nhân dương tính trở lại sau khi được chữa khỏi COVID-19, GS.TS Nguyễn Văn Kính cho rằng đây không phải là trường hợp người lành mang trùng.

Theo GS. Kính, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ có điều trị cho 2 bệnh nhân dương tính trở lại là BN 74 và BN 137. Cả hai bệnh nhân này đều đã được xét nghiệm âm tính với COVID-19 và xuất viện lần 2 vào sáng ngày 5/5.

Trong quá trình điều trị lần 2 với 2 bệnh nhân trên, các bác sĩ không sử dụng bất cứ một loại thuốc nào. Nhân viên y tế chỉ tiến hành nuôi cấy các mẫu virus, đồng thời theo dõi sức khỏe của họ. Tuy nhiên, kết quả cho thấy,  mẫu virus của các ca dương tính trở lại với SARS-CoV-2 đều không phát triển.

Trong số 11 bệnh nhân được BV Bệnh Nhiệt đới TƯ công bố khỏi bệnh ngày 5/5, có 2 bệnh nhân dương tính trở lại cũng được xuất viện

Trong số 11 bệnh nhân được BV Bệnh Nhiệt đới TƯ công bố khỏi bệnh ngày 5/5, có 2 bệnh nhân dương tính trở lại cũng được xuất viện

"Đây cũng không phải các trường hợp người lành mang trùng. Bởi nếu như vậy thì con virus phải sống và có khả năng lây bệnh, nhưng đây chỉ là xác virus",  GS. Kính nói.

Cũng theo GS. Kính, trên thế giới nhiều nước đều có trường hợp bệnh nhân dương tính trở lại sau khi được chữa khỏi. Tuy nhiên, chuyên gia y tế các nước cũng như Tổ chức Y tế thế giới đều cho rằng, những người dương tính trở lại không thể gây bệnh cho người khác. Do đó, tại Việt Nam những ca dương tính trở lại cũng không đáng lo ngại.

Trước đó, trao đổi với báo chí về những trường hợp dương tính trở lại với COVID-19 sau khi xuất viện, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Thứ nhất, có thể người bệnh chưa khỏi bệnh hoàn toàn, trong quá trình điều trị chưa đào thải hết mầm bệnh, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể, đặc biệt trong tế bào niêm mạc phổi.

Thứ 2 là khả năng những người đã khỏi bệnh nhưng trong quá trình đào thải virus nhưng ở dạng bất hoạt - xác virus. Khi làm khuếch đại gen, chúng ta xác định được gen của virus. Trường hợp này, đào thải ra mầm bệnh nhưng mầm bệnh không hoạt động được.

Thứ 3 là trường hợp người lành mang trùng (hiện có một trường hợp). Cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta chưa khẳng định được chắc chắn có phải người lành mang trùng không nhưng nó ở dạng như vậy. Điều này có thể xảy ra khi cơ thể con người ta chưa sản xuất đủ kháng thể để có thể khống chế, kiểm soát và tiêu diệt được virus này.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đến thời điểm này, cả nước có 14 trường hợp dương tính trở lại sau khi xuất viện. Sau khi nhập viện, các bệnh nhân tiếp tục được theo dõi, chăm sóc, trong đó có trường hợp đã được xuất viện lần 2.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm