Yên Bái: Sức mạnh từ lòng dân trong việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Chấn

A.H - Ảnh: B.N - NVCC
14/12/2023 - 20:41
Yên Bái: Sức mạnh từ lòng dân trong việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Chấn

Mô hình nhà sạch - vườn đẹp tại thôn Bằng Là 1, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

"Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Văn Chấn, phụ nữ có những đóng góp rất thiết thực", bà Hà Thị Thúy, Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, chia sẻ.

Cán bộ Hội đóng góp quan trọng vào mục tiêu xây dựng và duy trì tiêu chí NTM

Huyện Văn Chấn có diện tích tự nhiên 112.989,68 ha, dân số trên 118.120 nghìn người, có 24 đơn vị hành chính (21 xã và 3 thị trấn), trong đó 15 xã đặc biệt khó khăn. Thị trấn Sơn Thịnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện.

Đến ngày 30/11/2023, Hội LHPN huyện có tổng số 22.072 hội viên, trong đó có 1.678 hội viên là đoàn viên công đoàn, 20.394 hội viên phụ nữ sinh hoạt tại các chi hội tại khu dân cư.

Theo bà Hà Thị Thúy, ngay từ đầu năm, Hội LHPN huyện đã trực tiếp làm việc với Ban chỉ đạo xây dựng NTM các xã để đôn đốc, hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu về xây dựng NTM, NTM nâng cao cho các thôn và các xã xây dựng NTM, NTM nâng cao năm 2023.

"Trong năm, các cấp Hội LHPN huyện Văn Chấn đã tập trung thực hiện nghiêm túc các nội dung trọng tâm chỉ đạo, nhất là Cuộc vận động "xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" góp phần xây dựng NTM được hội viên, phụ nữ trong huyện hưởng ứng và thực hiện. Cán bộ Hội có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia các hoạt động và phong trào của Hội, đóng góp nhiều kết quả quan trọng vào mục tiêu xây dựng và duy trì tiêu chí NTM của các xã trên địa bàn huyện, nhất là các tiêu chí về môi trường, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững", bà Hà Thị Thúy chia sẻ.

Sức mạnh từ lòng dân trong việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái- Ảnh 1.

Bà Hà Thị Thúy (thứ 2 từ phải sang), Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, cùng các thành viên Tổ hợp tác sản xuất và thêu dệt thổ cẩm của đồng bào Mông xã Suối Giàng.

Cụ thể, để vận động hội viên, phụ nữ tích cực tham gia xây dựng NTM, đô thị văn minh, Hội LHPN huyện đã phát động và hướng dẫn các cơ sở Hội tổ chức thực hiện tốt Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch"; tích cực hưởng ứng thực hiện phong trào "Mỗi người, mỗi ngày một việc, góp phần làm sạch môi trường" do Hội LHPN tỉnh phát động; xây dựng kế hoạch phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn giai đoạn 2023-2026, phấn đấu đến hết nhiệm kỳ, 70% gia đình hội viên địa bàn xã NTM và khó khăn, 100% gia đình địa bàn NTM nâng cao thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn; xây dựng kế hoạch và phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tổ chức truyền thông, ra quân hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác hữu cơ bằng chế phẩm men vi sinh năm 2023 và chỉ đạo các xã đồng loạt ra quân thực hiện; xây dựng 5 mô hình phân loại rác thải và xử lý rác hữu cơ bằng men vi sinh tại gia đình điểm tại xã Đại Lịch, Cát Thịnh, Nậm Búng; hỗ trợ 160 thùng ủ rác hữu cơ kèm men vi sinh và 1.400kg chế phẩm TRICHODERMA ủ rác hữu cơ và phân chuồng cho các hộ gia đình tại các xã Đại Lịch, Cát Thịnh, Nậm Búng. Phối hợp tổ chức 17 buổi truyền thông về "Tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường và sức khỏe con người" thu hút 760 hội viên tham gia.

Chỉ đạo 24 đơn vị mỗi xã, thị trấn đăng ký ít nhất 4 hoạt động/công trình, phần việc thiết thực phù hợp tham gia xây dựng NTM đến nay đã thực hiện được 140/140 công trình, phần việc xây dựng NTM, duy trì cắm biển 170 đoạn đường phụ nữ tự quản tại 16/24 xã, thị trấn, thực hiện thường xuyên công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải tại các xã dự kiến xây dựng NTM và các xã NTM của huyện xây dựng được 28 lò đốt rác, vận động xây mới và sửa chữa, nâng cấp được 335 nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện vệ sinh môi trường ngày thứ 7 cùng dân được 24 buổi với 1.448 hội viên, phụ nữ tham gia.

Trong năm 2023, Hội tập trung hướng dẫn, hỗ trợ phát triển các mô hình sinh kế cho gia đình hội viên phụ nữ nghèo (chăn nuôi, trồng trọt…) và làm nhà "mái ấm tình thương". Đến nay, với nhiều hình thức giúp đỡ, Hội phụ nữ các cấp đã hỗ trợ 84 mô hình sinh kế trồng trọt, chăn nuôi; tổng số gà 2.345 con, lợn giống 37 con, cây giống 200 cây, trâu giống 2 con... tổng số tiền 135 triệu đồng cho hội viên phụ nữ nghèo.

Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phát triển mới mô hình phụ nữ phát triển kinh tế có thu nhập từ 200 triệu đồng/năm trở lên. Đến nay đã thực hiện được 10 mô hình có thu nhập từ 200 - 500 triệu đồng/năm.

Sức mạnh từ lòng dân

Tân Thịnh là xã đầu tiên của huyện vùng cao Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM nâng cao vào năm 2020. Hiện tại, dù khó khăn, địa phương này vẫn đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM kiểu mẫu vào năm 2024, song song với việc hướng đến đô thị loại V.

Hiện, khó khăn nhất của địa phương là tiêu chí về lao động và thương mại, dịch vụ. Tuy nhiên, với điều kiện về vị trí địa lý cùng sự phát triển của kinh tế - xã hội, xã đang tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, mở rộng các loại hình kinh doanh dịch vụ, đồng thời xây dựng các mục tiêu cho từng năm để từng bước hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại V.

Theo bà Đỗ Thị Đào, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Tân Thịnh, xã đang phấn đấu đến năm 2024 hoàn thành các tiêu chí của NTM kiểu mẫu. Các tiêu chí được rà soát và phân công cụ thể. "Trong quá trình xây dựng NTM nâng cao, với Tân Thịnh khó khăn nhất là tiêu chí môi trường. Các hộ dân sống không tập trung phải tự đóng góp tiền xây lò xử lý rác thải. Chúng tôi xác định dù khó nhưng vẫn phấn đấu để hoàn thành và cán đích thành công theo đúng mục tiêu đã đề ra, hoàn thành các tiêu chí vào năm 2024 ở tất cả các thôn", bà Đỗ Thị Đào cho hay.

Trong quá trình xây dựng NTM, phụ nữ có nhiều đóng góp thiết thực, có một số tấm gương điển hình như gia đình chị Phạm Thùy Giang, thôn Khe Sừng, xã Tân Thịnh, hiến gần 300m2 (180 m2 đất mặt đường và 100 m2 diện tích đất trồng cam đã tới ngày thu hoạch).

Sức mạnh từ lòng dân trong việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái- Ảnh 2.

Chị Phạm Thùy Giang, thôn Khe Sừng, xã Tân Thịnh, quan niệm: "Cho đi là còn mãi, gia đình tôi hiến đất để bà con trong thôn xóm và mọi người lưu thông an toàn..."

Ban đầu, vì diện tích đất ở mặt đường lớn, cây trồng vài năm đã đến ngày thu hoạch nên khi được vận động gia đình chị Giang không đồng ý hiến. Tuy nhiên, khi mọi người phân tích đây là đoạn đường cua nhiều, điểm đen của giao thông, trẻ thường xuyên bị ngã… "Dù không phải con cháu mình nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định đồng ý hiến đất để bà con có con đường đẹp, thuận tiện cho việc đi lại, làm ăn, gia đình tôi cũng được hưởng lợi từ con đường này. Cho đi là còn mãi, hiến đất để bà con trong thôn xóm và mọi người lưu thông an toàn trên con đường đó là việc gia đình tôi có thể góp sức làm!", chị Thùy Giang chia sẻ.

Theo chị Thùy Giang, trước khi hiến đất, chị cũng từng cùng với các ban, ngành đi vận động người dân, nhiều người sau khi nghe phân tích về lợi ích chung khi có đường giao thông thông thoáng đã thay đổi suy nghĩ. Nhiều chị em phụ nữ cũng sẵn sàng đập bỏ tường rào dù biết không có tiền bồi thường. Đây cũng chính là động lực để vợ chồng chị thay đổi suy nghĩ, dù diện tích ủng hộ lớn…

Là xã đầu tiên của huyện Văn Chấn đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2020, đến nay, cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông ở Tân Thịnh được đầu tư khá đồng bộ, đặc biệt các tuyến quốc lộ nối Tân Thịnh với các huyện bạn và tỉnh bạn là điều kiện thuận lợi để nhân dân đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế.

Xã đã xây dựng kế hoạch, tập trung đẩy mạnh thương mại, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; tích cực huy động nguồn lực xã hội hóa trong nhân dân để nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông nông thôn, cảnh quan môi trường nông thôn…

"Việc xây dựng NTM có vai trò rất lớn của người dân nói chung và phụ nữ nói riêng. Họ đồng tình ủng hộ, dỡ bỏ tường rào, đất trồng cam… dù không có hỗ trợ của nhà nước. Chúng tôi gọi đó là những tuyến đường ‘giải phóng mặt bằng trắng’ với 0 đồng bồi thường được hoàn thành nhờ có sự đóng góp của người dân", bà Đỗ Thị Đào chia sẻ với PV Báo PNVN.

Sức mạnh từ lòng dân trong việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái- Ảnh 3.

Chị Lương Thị Ngân (bìa trái), Chủ tịch Hội LHPN xã, cùng Bí thư đảng ủy xã (thứ hai bên phải), Bí thư đoàn TNCSHCM (bìa phải), Chủ tịch Hội CCB (thứ hai bên trái) và chủ hộ gia đình (giữa) có mô hình kinh tế từ 300 triệu đồng/năm.

Ở xã Đại Lịch, chị Lương Thị Ngân, Chủ tịch Hội LHPN xã, cho biết, phụ nữ xã cũng có nhiều đóng góp cho phong trào xây dựng NTM. Một số tấm gương điển hình có thể kể đến như, chị Nguyễn Thị Tư, hội viên phụ nữ thôn Bằng Là 1, kinh tế gia đình chỉ ở mức trung bình nhưng vẫn sẵn sàng đóng góp 30 triệu đồng vào việc xây dựng NTM; chị Lò Thị Nghiêm, hội viên phụ nữ rất tích cực trong các phong trào của Hội cũng nhiệt tình ủng hộ 5 triệu đồng, hiến 40m2 đất…

Sức mạnh từ lòng dân trong việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái- Ảnh 4.
Sức mạnh từ lòng dân trong việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái- Ảnh 5.
Sức mạnh từ lòng dân trong việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái- Ảnh 6.
Sức mạnh từ lòng dân trong việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái- Ảnh 7.
Sức mạnh từ lòng dân trong việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái- Ảnh 8.
Sức mạnh từ lòng dân trong việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái- Ảnh 9.

Việc xây dựng NTM ở xã Đại Lịch có sự đóng góp lớn của phụ nữ

"Bộ mặt NTM xanh - sạch - đẹp ở Đại Lịch có sự góp sức rất lớn của phụ nữ", chị Lương Thị Ngân khẳng định và chia sẻ rất nhiều hình ảnh liên quan đến công tác này.

Để tiếp tục tạo điều kiện cho Hội LHPN các cấp tham gia xây dựng NTM, đô thị văn minh, bà Hà Thị Thúy cho rằng, BCĐ xây dựng NTM các xã quan tâm phối hợp chỉ đạo Hội LHPN các các bộ phân chuyên môn, thôn bản khẩn trương rà soát, tổng hợp số lượng các gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt chưa hợp vệ sinh để có cơ sở xây dựng Kế hoạch vận động, hỗ trợ, giúp đỡ các hộ trong thời gian tới theo lộ trình xây dựng NTM của từng xã theo yêu cầu; Cấp ủy quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Hội, tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, nhất là việc phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình điển hình tiên tiến, các mô hình tổ nhóm câu lạc bộ đặc thù…

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm