25 triệu con heo đang còn vẫn đủ cung ứng cho thị trường trong nước

PV
23/12/2019 - 20:33
25 triệu con heo đang còn vẫn đủ cung ứng cho thị trường trong nước

Theo thủ tướng, thịt heo vẫn đủ cung ứng cho thị trường trong nước

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định hiện thị trường không thiếu quá nhiều mặt hàng thịt lợn. 25 triệu con heo đang còn vẫn đủ cung ứng cho thị trường trong nước.

Chiều ngày 23/12/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết nhiệm vụ năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và chỉ đạo hội nghị.  

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và chỉ đạo hội nghị trực tuyến tổng kết nhiệm vụ năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và chỉ đạo hội nghị trực tuyến tổng kết nhiệm vụ năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nhận định về vấn đề thiếu hụt thịt lợn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ động, quyết liệt hướng dẫn, thực hiện trên thực tiễn, chủ động khuyến khích tăng cường sản xuất chăn nuôi gia cầm, gia súc lớn, thủy sản để bù đắp một phần lượng thịt lợn bị giảm.

Rất đáng mừng là đến hôm nay giá lợn hơi từ mức 90.000 đồng/kg đã giảm xuống còn 82.000 đồng/kg và sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới"

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Chúng ta phải công bố thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như số lợn còn lại như vậy ra để người dân nắm được. Bên cạnh đó, cần xử lý việc phao tin đồn nhảm về việc thiếu thịt lợn, bởi thực tế chúng ta không thiếu nhiều lắm. Cần thiết chúng ta sẽ nhập thêm vài nghìn tấn thịt lợn nữa để giảm giá thịt xuống". Thủ tướng cũng khẳng định hiện cả nước vẫn còn 25 triệu con heo, đủ cung ứng thịt lợn cho thị trường.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thịt lợn vẫn đủ cung ứng cho thị trường trong nước

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thịt lợn vẫn đủ cung ứng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là chịu tác động lớn bởi dịch tả lợn châu Phi lan rộng, gây thiệt hại chưa từng có đối với lĩnh vực chăn nuôi.

Dù cả nước thiệt hại khoảng hơn 342.000 tấn thịt lợn nhưng các sản phẩm chăn nuôi khác đều tăng mạnh, như thịt gia cầm đạt 1,3 triệu tấn, tăng 15% (tăng 145.000 tấn), trứng gia cầm tăng 12% (tăng 1,4 tỷ quả), gia súc lớn tăng 4,2%...

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, năm 2020, toàn ngành nông nghiệp đặt chỉ tiêu:

- Tốc độ tăng trưởng GDP ngành 2,8-3%

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản khoảng 2,9-3,05%

- Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trên 42 tỷ USD.

- Thành lập mới 2.000 hợp tác xã nông nghiệp; cả nước có 17.000 hợp tác xã nông nghiệp…

Trong năm 2019, ngành nông nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu

- Cán mốc 3 trong số 4 mục tiêu lớn đặt ra. Đó là: tiêu chí về xuất khẩu, tỉ lệ che phủ rừng, các xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 41,3 tỷ USD, tăng khoảng 3,5% so với với năm 2018, riêng lĩnh vực lâm nghiệp đạt trên 11 tỷ USD, tăng gần 20%. Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức kỷ lục 9,9 tỷ USD, tăng 14%, cao hơn 1,12 tỷ USD so với năm 2018.

- Nhiều loại hoa quả tươi có giá trị cao xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc…

Trong năm cũng xuất khẩu được thịt gà chế biến đi Nhật Bản; xuất khẩu lợn sữa vào Malaysia, Hong Kong; xuất khẩu mật ong đi EU, Hoa Kỳ.

- Đối với lĩnh vực thủy sản, Mỹ đã công nhận tương đương đối với mặt hàng cá da trơn Việt Nam. Thuế nhập khẩu cá tra, tôm từ nước ta vào Mỹ giảm hầu hết ở mức 0%. Trung Quốc đã chấp thuận nhập khẩu chính ngạch 48 loài thủy sản sống và 128 loại sản phẩm thủy sản sơ chế, chế biến từ Việt Nam.

- Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, việc phê chuẩn và triển khai thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT và tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đã mang lại nhiều cơ hội cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm