7 bài học 'vỡ lòng' cho người khởi nghiệp

31/10/2019 - 16:09
Sau 5 lần khởi nghiệp thất bại, chuyên gia đào tạo - doanh nhân Ngọc Anh đã đúc rút kinh nghiệm và đưa ra 7 lời khuyên cho người khởi nghiệp.

Sau 5 lần khởi nghiệp thất bại, từng rơi vào cảnh phá sản, nợ nần, chán nản, tuyệt vọng, doanh nhân Phạm Ngọc Anh - Chủ tịch HĐQT VietFuture - thừa nhận, khởi nghiệp không bao giờ là dễ. Hiện tại, anh đang sở hữu 5 công ty với vốn hóa thị trường khoảng 100 tỷ đồng, là diễn giả nổi tiếng với các khóa huấn luyện như: Wake – up, Sứ mệnh cuộc đời, Chuyên gia đào tạo, Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao, Trại lãnh đạo cấp cao, Người truyền cảm hứng… Doanh nhân Ngọc Anh đã đúc rút kinh nghiệm và đưa ra 7 lời khuyên cho người khởi nghiệp.

 

Ông Phạm Ngọc Anh

 

1. Về ý tưởng kinh doanh đảm bảo 3 yếu tố: khác biệt, phù hợp và có triển vọng, cụ thể:

-  Ý tưởng nếu muốn thành công cần có yếu tố khác biệt, nếu không ít nhất phải là nổi bật. Bạn có thể tìm các yếu tố từ: Sản phẩm của bạn có khác biệt, độc đáo không? Cách Marketing, bán hàng có khác biệt so với đối thủ kinh doanh cùng mặt hàng? Bạn có sở hữu công thức “gia truyền”, không copy không?…

Ý tưởng kinh doanh phải phù hợp về sở trường, sở thích, năng lực cá nhân bạn và các yếu tố như đạo đức kinh doanh, pháp luật nhà nước.

- Phải tự xác định được: Ý tưởng này có thể tồn tại được bao lâu? Quy mô thị trường? Lợi nhuận mong muốn?

 

 Ý tưởng nếu muốn thành công cần có yếu tố khác biệt. Ảnh minh họa

 

2. Xác định mô hình kinh doanh: Tùy sản phẩm, dịch vụ sẽ có những mô hình kinh doanh phù hợp, hãy tuân thủ 9 yếu tố cơ bản trong một mô hình kinh doanh bên dưới.

3. Đi cùng ai hay đi một mình?

“Nếu bạn đi một mình sẽ đi nhanh hơn nhưng đi cùng ai đó sẽ khiến bạn đi xa hơn”. Các công ty lớn ít khi được điều hành bởi chỉ 1 người mà là cả Hội đồng quản trị. Trong chương trình Shark Tank Việt Nam, các nhà đầu tư đã từ chối vì lý do các Co-founder lục đục, không thống nhất được quan điểm. Nên việc chọn cổ đông cần lưu ý các điểm sau:

Cùng chung chí hướng và mục tiêu phát triển công ty. Nếu một người làm ăn chính trực, đạo đức không thể kết hợp cùng một kẻ bất chấp mọi thứ chỉ vì tiền bạc.

Không nên dựa vào tình thân, có thể là người lạ càng tốt.

Cổ đông phải thành tín.

Cổ đông phải xuất vốn, nếu không có vốn mọi thứ rất khác.

4. Kiếm tiền trước, phát triển sau: Có thể bạn có những ý tưởng táo bạo, chiến lược làm lớn, nhưng để đến được đích đó bạn phải sống đã. Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp mục tiêu là tồn tại, hãy “Kiếm từng đồng, tiết kiệm từng hào”. Trân trọng từng khách hàng, từng hợp đồng dù nhỏ nhất, tiết kiệm từng mặt giấy A4.

 

Ảnh minh họa

 

5. Chiến lược marketing: Hãy xác định được các yếu tố cơ bản như:

Khách hàng, thị trường mục tiêu của bạn là ai? Tiếp cận họ bằng cách nào?

Điểm khác biệt của sản phẩm, dịch vụ bạn là gì?

Chiến lược cạnh tranh của bạn như thế nào?

Dịch vụ hậu mãi chăm sóc khách hàng ra sao?

6. Chiến lược dòng tiền thông minh

Hầu như các công ty Khởi nghiệp phá sản không phải bởi dự án, công ty của họ không có tiềm năng mà bởi mất tính thanh khoản. Chúng ta không có đủ tiền trả lương, nhân viên chán nản bỏ việc. Chúng ta chậm thanh toán với đối tác, mất uy tín… Chính vì vậy hãy cẩn thận với việc dự đoán các dòng tiền, có kế hoạch huy động vốn khi cần thiết, bạn đã có dòng tiền ổn định.

7. Không ngừng học tập phát triển bản thân

Dù bận thế nào bạn cũng đừng cắt giảm đi thời gian, tiền bạc để đầu tư vào trí tuệ, đây là nguyên tắc số 1 của những đại tư bản Do Thái. Vì khởi nghiệp vô vàn khó khăn, thử thách khôn lường chỉ có một trí  tuệ tốt bạn mới có thể vượt qua.  Nếu may mắn công ty bạn thành công, bạn vẫn cần trí tuệ để kiểm soát, lèo lái được con thuyền đó.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm