8 dấu hiệu cơ thể thiếu nước trầm trọng

13/12/2016 - 14:20
Đôi khi cơ thể phát ra những tín hiệu báo rằng đang rất cần nước. Bạn hãy lưu tâm tới những dấu hiệu này để bổ sung nước kịp thời.
thieu-nuoc-2.jpg
1. Nhức khớp

Đau nhức xương khớp mang lại cho bạn cảm giác mình già, yếu hơn, nhưng nếu bạn còn trẻ thì nên biết rằng những cơn đau khớp liên tục là dấu hiệu của cơ thể mất nước. Sụn là lớp đệm trong các khớp, được hình thành chủ yếu từ nước, thiếu nước sẽ khiến lớp sụn trở nên yếu và phục hồi chậm chạp hơn, từ đó tăng chấn động và ma xát khi khớp cử động. Nếu bạn ngủ dậy phát hiện ra đầu gối mình đau nhức, hãy uống ngay 2-3 cốc nước.

2. Đột nhiên tăng cân

Nếu bạn tự nhiên tăng cân mà không hiểu lý do tại sao, hoặc luôn cảm thấy đói dù vẫn duy trì ăn uống hợp lý, thì đây là trường hợp điển hình của việc cơ thể mất nước. Khi các tế bào cơ thể thiếu hụt nước - một nguồn năng lượng lớn và quan trọng đối với chúng, thì chúng sẽ phát ra tín hiệu để cơ thể tìm một nguồn năng lượng khác thay thế. Nguồn năng lượng khác này sẽ được lấy từ thực phẩm thay vì lấy từ nước để cung cấp cho các tế bào. Do đó khi thiếu nước bạn sẽ thấy đói trước tiên chứ không phải thấy khát. Nếu bạn tin vào cảm giác bị đánh lừa này và ăn nhiều hơn bình thường, thì sẽ dẫn tới tình trạng tăng cân. Hãy uống 1-2 cốc nước khi bạn cảm thấy đói, có thể sau đó bạn sẽ phát hiện ra mình không thực sự bị đói.

3. Dấu hiệu lão hóa

Đây là dấu hiệu cơ thể mất nước thường xuyên. Thiếu hụt lượng nước lớn trong một thời gian dài khiến các bộ phận cơ thể, bao gồm cả làn da, bắt đầu nhăn nheo, thậm chí bạn có thể trông già và kém sắc hơn bình thường. Điều này có thể tránh được bằng cách thay đổi thói quen uống nước càng sớm càng tốt, trước khi cơ thể phát ra những tín hiệu xấu hơn.

4. Mệt mỏi

Mệt mỏi là trạng thái quá quen thuộc đôi khi chúng ta vẫn gặp phải, tuy nhiên nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt ở nơi làm việc, khi về nhà, ngay cả lúc vừa thức dậy thì hãy nghĩ tới khả năng cơ thể bạn đang mất nước. Tình trạng mất nước khiến hoạt tính của các enzime giảm xuống, từ đó cơ thể giải phóng ít năng lượng hơn và không đủ phục vụ các hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Do đó bạn cần tiếp nước vào cơ thể đều đặn trong suốt một ngày, cố gắng uống nhiều nước sao cho nước tiểu trong và sáng màu.

thieu-nuoc-1.jpg
5. Tăng huyết áp

Nếu bạn đang bị hoặc có nguy cơ bị cao huyết áp và không muốn tương lai sống chung với chứng bệnh này, thì hãy thay đổi thói quen uống nước của mình. 92% thành phần trong máu là nước, khi cơ thể thiếu nước máu sẽ trở nên đặc hơn do mức độ hydrat hóa giảm xuống, điều này khiến tim đập khó khăn hơn và huyết áp tăng cao hơn.

6. Tăng cholesterol

Cơ thể thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến lượng cholesterol tăng cao. Khi mất nước, cơ thể chúng ta sẽ sản xuất ra cholesterol để giảm bớt lượng nước bị mất trong các tế bào. Do vậy, kể cả khi lượng cholesterol trong cơ thể bạn cao do gene di truyền, bạn vẫn có thể cải thiện tình trạng bằng cách uống nhiều nước.

7. Gặp vấn đề về bài tiết

Thận có trách nhiệm xử lý các chất dư thừa trong máu như muối, các chất khoáng vô cơ, urê, nước thừa... Khi cơ thể thiếu nước sẽ gây khó khăn cho hoạt động của thận và dẫn tới các vấn đề về bài tiết. Bạn có thể cảm thấy đau hoặc khó khăn khi đi tiểu, xảy ra tình trạng này bạn cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể ngay.

8. Táo bón
Những người bị táo bón hiểu rõ cảm giác đau quặn bụng, ngồi cả tiếng đồng hồ trong nhà vệ sinh khó chịu đến mức nào, tình trạng này xảy ra cũng do cơ thể thiếu hụt nước. Đại tràng cần một lượng nước đáng kể để cung cấp chất lưu cho các bộ phận chức năng khác, khi cơ thể mất nước sẽ không đủ chất lưu để dẫn chất thải ra ngoài. Vì thế để tránh tình trạng bị táo bón, các bạn hãy bổ sung đủ nước cho cơ thể.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm