pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bắc Ninh: “Bếp cơm mùa dịch” phục vụ tuyến đầu chống Covid-19
Ngay sau khi Bệnh viện dã chiến số 2 được thành lập tại thị trấn Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Hội LHPN thị trấn đã tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ ủng hộ phòng chống dịch COVID-19 và tham gia "Bếp cơm mùa dịch" phục vụ tuyến đầu chống dịch.
Các chị sử dụng lá sen để bọc đồ ăn
Đều đặn 3 giờ sáng mỗi ngày, các thành viên của "Bếp cơm mùa dịch" lại có mặt để đỏ lửa nấu những suất cơm đầy đủ dinh dưỡng gửi tới đội ngũ y bác sỹ tại bệnh viện dã chiến, trung tâm cách ly, các trạm trực chốt trên địa bàn huyện, trạm Y tế thị trấn Gia Bình, đội hậu cần của huyện đội, đoàn thanh niên xung kích tại bệnh viện dã chiến số 2.
Với sự tham gia của 15 thành viên, để hạn chế tập trung đông người phòng, chống dịch COVID-19, các thành viên của bếp phân chia nhau làm việc theo các khung giờ trong ngày, chia nhau đi chợ, nấu ăn, đóng gói, giao cơm... Từ khi thành lập đến nay, "Bếp cơm mùa dịch" đã được nhiều đơn vị, cá nhân chung tay, đồng lòng ủng hộ cả về vật chất và tinh thần.
Những suất ăn thiết thực và ấm áp
Đặc biệt nhiều nhà hảo tâm chủ động liên hệ với nhóm hỗ trợ tiền mua lương thực, thực phẩm với tổng số tiền ủng hộ trên 150 triệu đồng. Trước những tình cảm, sự ủng hộ của chị em phụ nữ và người dân, chị Nguyễn Thị Vân - thành viên của "bếp" chia sẻ: "Không chỉ ủng hộ về vật chất, mọi người còn gửi về cho "bếp" những lời động viên, những lời cảm ơn chân thành. Mình biết mọi người tin tưởng mình chỉ là phần nhỏ mà cái quan trọng nhất là lòng trắc ẩn của những con người lương thiện trước tình cảnh quê hương đang dịch bệnh, ai cũng muốn làm một việc gì đó thiết thực, góp một chút gì đó có ích nhất mới thấy được yên lòng".
Hàng ngày, để phục vụ các suất ăn được đảm bảo, đồng thời hạn chế rác thải nhựa bảo vệ môi trường, các thành viên của "bếp" thường hạn chế tối đa sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần, thay vào đó là dùng lá sen để bọc đồ ăn, sử dụng các thùng carton, thùng xốp để đựng và vận chuyển các suất cơm, nước uống.
Với thực đơn phong phú được các thành viên thay đổi hàng ngày, tất cả các khâu từ sơ chế đến nấu nướng đều được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi ngày, "Bếp" cung cấp 3 bữa, bao gồm bữa sáng, bữa chiều và bữa đêm với khoảng 180-200 suất ăn/bữa. Chị Nguyễn Thị Luyến, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Gia Bình chia sẻ: "Dù trời nắng hay trời mưa, chị em hội viên phụ nữ cũng không ngại vất vả, vẫn nổi lửa nấu những bữa ăn ngon gửi tặng những chiến sỹ nơi tuyến đầu chống dịch. Chúng tôi mong dịch bệnh qua thật nhanh để cuộc sống bình yên trở lại". Cứ thế, đều đặn từ 3 giờ sáng đến và 21 giờ mỗi ngày, những suất ăn lại được các chị gói gọn gàng để lên xe chuyển tới đội ngũ y bác sĩ đang làm việc tại khu cách ly.
Thấu hiểu được những vất vả băn khoăn của lực lượng tuyến đầu chống dịch cũng như tâm lý của mọi người trong khu cách ly, "Bếp cơm mùa dịch" của hội viên phụ nữ thị trấn Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã hoạt động với phương châm "sẵn sàng đỏ lửa cho đến ngày hết dịch" để mang đến những bữa "cơm nhà" ngon, đảm bảo sức khoẻ để chiến thắng đại dịch. Hy vọng rằng những đóng góp của các chị sẽ tiếp thêm sức mạnh cho tuyến đầu chống dịch, lan toả những giá trị tốt đẹp đến cho cộng đồng và góp phần làm sục sôi ý chí đoàn kết chống dịch của Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung.
* Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.