Bộ Công Thương: Cần bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa, giảm áp lực lạm phát

PVH
06/11/2021 - 20:53
Bộ Công Thương: Cần bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa, giảm áp lực lạm phát

Giá xăng dầu tăng tạo áp lực lớn lên giá cả hàng tiêu dùng, ảnh hưởng tới đời sống người dân. Ảnh minh họa: KT

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/11, đại diện Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới, việc tăng giá các mặt hàng như xăng dầu, than… sẽ làm ảnh chi phí sản xuất, khiến giá hàng tiêu dùng trong nước tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2021 diễn ra chiều 6/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tại phiên họp thường kỳ, Chính phủ đã nghe, thảo luận kỹ và thống nhất cao về các nội dung: Công tác phòng, chống dịch COVID-19; tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng, giải pháp trong những tháng cuối năm 2021 và thời gian tới; cùng một số nội dung quan trọng khác.

Về công tác phòng, chống dịch COVID-19, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc; số ca tử vong giảm sâu; số bệnh nhân khỏi bệnh tăng; tốc độ tiêm vaccine được đẩy nhanh; cả nước từng bước thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; các hoạt động kinh tế, xã hội bắt đầu được mở cửa, phục hồi.

Lo ngại lạm phát cuối năm ảnh hưởng đời sống nhân dân - Ảnh 1.

Buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2021

Với quan điểm đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết; từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế, bảo đảm hài hòa giữa mở cửa và kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Đồng thời tiếp tục chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó với dịch bệnh, tăng cường khả năng thu dung, điều trị, tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế, điều trị trên địa bàn.

Triển khai tốt 3 trụ cột trong công tác phòng, chống dịch: (1) Cách ly nhanh nhất, hẹp nhất, nghiêm ngặt nhất; (2) Xét nghiệm thần tốc, bảo đảm khoa học, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. (3) Điều trị tích cực từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở….

Lo ngại lạm phát cuối năm ảnh hưởng đời sống nhân dân - Ảnh 2.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn

Trả lời tại buổi họp báo về giá điện, xăng dầu tăng mạnh, là những nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng tới lạm phát, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Dự báo năm 2022, kinh tế thế giới và trong nước phục hồi mạnh mẽ, sẽ tạo áp lực rất lớn lên lạm phát. "Chắc chắn việc tăng giá các mặt hàng như xăng dầu, than… sẽ làm ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, chi phí sản xuất, khiến giá hàng tiêu dùng trong nước tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp", Thứ trưởng Bộ Công Thương nói.

Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2021, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát ở mức thấp, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số CPI tháng 10 giảm 0,2% so tháng 9; 10 tháng tăng 1,81% so cùng kỳ, thấp nhất từ 2016. Thị trường tiền tệ, tỷ giá ổn định, lãi suất có xu hướng giảm.

Xử lý vấn đề này, ngay từ đầu năm, với mặt hàng xăng dầu, liên Bộ Công Thương và Tài chính đã linh hoạt, hiệu quả sử dụng quỹ bình ổn giá, nên giá xăng dầu trong nước chỉ tăng 40,23-52,59% (thế giới tăng 59,08-76,03%). Dù vậy, mức tăng là rất cao và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân, nhưng đây cũng là sự cố gắng, nỗ lực của liên Bộ và Chính phủ", ông Đỗ Thắng Hải nói.

Với mặt hàng điện, đại diện Bộ Công Thương cho hay, đã có 5 đợt hỗ trợ giảm giá trong năm 2020-2021, tổng số tiền hỗ trợ lên đến 16.650 tỷ đồng. Việc điều chỉnh trong thời gian tới như thế nào sẽ phải tính theo tình hình thực tế.

Lo ngại lạm phát cuối năm ảnh hưởng đời sống nhân dân - Ảnh 4.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải

Nêu một số giải pháp thời gian tới, ông Đỗ Thắng Hải cho biết: Cần phải có một số giải pháp chính để kiểm soát lạm phát, đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho nhu cầu. Trong đó, tiếp tục theo dõi chặt chẽ giá cả; cần đánh giá nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt, để từ đó đưa ra được chính sách đối ứng cho phù hợp.

Thứ hai, cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hoá, giảm áp lực lạm phát.

Thứ ba, dự báo giá cả nguyên liệu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, cần nỗ lực đàm phán để có được nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác từ cấp Chính phủ đến các bộ, ngành để hỗ trợ doanh nghiệp, ký kết các hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn để đảm bảo nguyên liệu đầu vào, ổn định sản xuất, qua đó kiểm soát lạm phát cũng như đảm bảo ảnh hưởng ít nhất đến đời sống của người dân, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thời gian qua, công tác an sinh xã hội được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả; đời sống người dân nhìn chung ổn định (đã hỗ trợ gần 24,56 nghìn tỷ cho trên 26 triệu người; 5,16 triệu lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp với số tiền 12,37 nghìn tỷ đồng)...

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm