Cần thay đổi tư duy cái gì "ngon bán, xấu dùng"

22/12/2017 - 14:19
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được nông sản sạch đạt chuẩn. Tuy nhiên, cần phải thay đổi tư duy cái gì tốt thì đem xuất khẩu, còn tệ tệ thì giữ lại để sử dụng.
Ngày 21/12, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM phối hợp với Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức hội nghị Kết nối chuỗi hành động vì an toàn thực phẩm để hội nhập.

Tại hội nghị, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, cho biết, trong thời gian qua, với sự nỗ lực của các ngành các cấp thì tình hình an toàn vệ sinh  thực phẩm đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đòi hỏi các cơ quan chức năng cần phải nỗ lực hơn nữa để giải quyết vấn đề thực phẩm bẩn.

Bà Phong Lan cho biết, có thể thấy rằng trong thời gian qua lượng hàng nông sản xuất khẩu luôn tăng lên. Điều đó cho thấy, Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được nông sản đạt chuẩn bởi để xuất khẩu nông sản ra nước ngoài không phải đơn giản, hàng rào kĩ thuật ngày càng được xiết chặt.

dsc_9395.JPGViệt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được nông sản sạch

 

Tuy nhiên, có một nghịch lý là tại thị trường nội địa thì người tiêu dùng vẫn phải đối diện với những mối nguy cơ về nông sản, thực phẩm không an toàn. Nông sản sạch đưa đi xuất khẩu được nhưng lại chưa có chỗ đứng tương xứng tại thị trường nội địa.

“Hình như đây là thói quen của con nhà nghèo, không chỉ trong riêng nông sản đâu. Cái gì tốt thì mình đem xuất khẩu, còn cái gì tệ tệ thì giữ lại để sử dụng. Bản thân người nông dân cũng vậy, cây trái nào tốt thì đem đi bán trước, còn lại những cây trái héo, sâu thì giữ lại. Đây là tư duy, nhận thức, cách làm mà phải thay đổi tận gốc”, bà Phong Lan nhận mạnh.


img_8162.JPGĐại diện 4 bên lý kết với mục tiêu đưa thực phẩm sạch đến nhiều hơn với người tiêu dùng


Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, hiện nay tình trạng thực phẩm bẩn vấn là một vấn đề bức xúc, nóng bỏng. Có nhiều nguyên do dẫn đến tình trạng này. Trong đó, có nguyên nhân là do chính sách, quản lý nhà nước, chưa thực sự thẳng tay và dẹp được thực phẩm bẩn một cách hiệu quả. Khi các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thực phẩm bẩn vẫn có đất sống thì họ vẫn có sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp kinh doanh tâm lý. Bên cạnh đó, còn có tâm lý của người tiêu dùng là muốn sử dụng sản phẩm sạch nhưng lại muốn giá phải rẻ, rẻ một cách bất ngờ và vô lý.

Tại hội nghị cũng đã diễn ra lễ ký kết giữa 4 bên là doanh nghiệp, đại diện các tỉnh/thành, Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM với mục đích sẽ gia tăng được diện tích sản xuất thực phẩm sạch trong thời gian tới cũng như kết nối, phân phối nông sản sạch từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm