Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em: Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng

Quang Ngọc - Nguyễn Long
27/11/2020 - 11:33
Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em: Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa ký cam kết hành động vì bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.

Sáng 27/11, tại Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Bắc Kạn, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020 với chủ đề "Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em".

Tham dự buổi mít tinh có các đồng chí Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; đồng chí Phạm Duy Hưng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, Trưởng ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Bắc Kạn; cùng các đồng chí lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, sở, ngành của tỉnh Bắc Kạn.

Phát biểu khai mạc buổi mít tinh, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa cho biết, tại Việt Nam khoảng cách giới vẫn còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và bất bình đẳng giới vẫn chủ yếu nghiêng về phụ nữ.

Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em: Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu khai mạc buổi mít tinh

Định kiến giới và bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em đang được xem là những trở ngại lớn trong việc đảm bảo thực hiện quyền của phụ nữ, trẻ em và xoá bỏ bất bình đẳng giới ở Việt Nam.

Bắc Kạn là tỉnh miền núi với phần lớn dân số là người dân tộc thiểu số (chiếm 88%). Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí không đồng đều, bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại, nghiêng về phụ nữ, nhất là phụ nữ là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đề nghị Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn tiếp tục triển khai các hoạt động thiết thực, phù hợp với đặc thù của từng nhóm phụ nữ trên địa bàn tỉnh; tham gia giải quyết hiệu quả các vấn đề thiết thân của phụ nữ; phát huy hơn nữa vai trò giám sát, phản biện xã hội trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.

Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em: Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng - Ảnh 2.

Xen kẽ các bài phát biểu là những tiết mục văn nghệ.

Phát biểu tại buổi mít tinh, đồng chí Phạm Duy Hưng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, Trưởng ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Bắc Kạn cho biết, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vẫn là một thách thức lớn ở nước ta, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng.

Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ cuộc điều tra quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ cho thấy, 58% phụ nữ cho biết đã từng chịu ít nhất một trong ba hình thức bạo lực đó là thể chất, tinh thần và tình dục trong đời.

Nhận thức được tầm quan trọng và cấp bách của vấn đề phòng chống Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, trong những năm qua tỉnh Bắc Kạn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai công tác Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Tính đến nay, toàn tỉnh có 22 mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, 110 Câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững, 110 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, duy trì 282 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng.

Thông qua các hoạt động đó đã tạo chuyển biến, nâng cao nhận thức và bước đầu thay đổi hành vi của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng xã hội về Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

 Sau buổi mít tinh, các lãnh đạo, đại biểu, khách mời cùng nhau ký cam kết hành động vì bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.

Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em: Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng - Ảnh 3.

Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em: Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng - Ảnh 4.

Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em: Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng - Ảnh 5.

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm