Chiêm ngưỡng Sa Pa tuyệt đẹp trong “Mơ” của 2 họa sĩ trẻ

Minh Anh
30/11/2019 - 17:14
Chiêm ngưỡng Sa Pa tuyệt đẹp trong “Mơ” của 2 họa sĩ trẻ
2 họa sĩ Hà Hùng Dũng và Phạm Phan Hoàng Linh vừa giới thiệu tới công chúng triển lãm “Mơ” (Hội Mỹ thuật TPHCM) nhưng mỗi người mơ theo một kiểu khác nhau.

là chủ đề của cuộc triển lãm của họa sĩ Hà Hùng Dũng và Phạm Phan Hoàng Linh vừa khai mạc vào tối 29/11 tại Hội Mỹ thuật TPHCM. Triển lãm sẽ kéo dài tới hết ngày 7/12/2019.

Chiêm ngưỡng Sa Pa tuyệt đẹp trong “Mơ” của hai họa sĩ trẻ - Ảnh 1.

Nhà nghiên cứu nghệ thuật Ngô Kim Khôi, hoạ sĩ Phạm Phan Hoàng Linh, họa sĩ Hà Hùng Dũng và họa sĩ Siu Quý (Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM) cắt băng khai mạc triển lãm

Hà Hùng Dũng - 3 "mùa" và một giấc mơ

Với Hà Hùng Dũng (hội viên Hội Mỹ thuật TP.HCM) thì là những trải nghiệm trong chiêm bao hay những hoài bão, khát khao cháy bỏng từ thực tế được gửi gắm vào cơn mộng ảo.

Hà Dũng Dũng tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật TP.HCM khóa 2001-2006. Năm 2004 là lần đầu tiên Hà Hùng Dũng đi thực tế tới Sa Pa. Những thửa ruộng bậc thang đầy nắng gió, đêm trăng tràn trề ẩn hiện những đường cong của núi đồi, mùa màng hoa lá đổi thay, đường nét mộc mạc tròn trịa của khuôn mặt cô gái trẻ, những bờ vai phụ nữ địu con nhỏ, em bé hồn nhiên giữa sắc màu rộn rã… Tất cả đều để lại dấu ấn đậm nét trong Hà Hùng Dũng.

Từ đó, có 3 "mùa" mà Hà Hùng Dũng không thể ngừng trở lại Sa Pa, đó là mùa hoa, mùa lúa và mùa nước đổ (mùa bà con dân tộc đổ nước cho những thửa ruộng bậc thang để chuẩn bị canh tác). Chỉ tính từ tháng 8/2019 tới nay, Hà Hùng Dũng đã đi Sa Pa tới 4 lần.

"Nhiều người hỏi tôi đi Sa Pa làm gì đi hoài vậy? Cứ như đã "phải lòng" vùng núi cao Tây Bắc. Chắc là bị "bỏ bùa" mất rồi" - Hà Hũng Dũng nói vui. Không chỉ "mê" Sa Pa, anh còn lập Quỹ Sa Pa ngày về, kêu gọi bạn bè văn nghệ cùng nhau quyên góp mang tiền, đồ dùng, quà tặng tới cho các em nhỏ vùng cao.

Hà Hùng Dũng vẽ vô vàn tranh về Sa Pa. Giấc "mơ" Sa Pa với Hà Hùng Dũng, gọi tên chính xác hơn phải là Mơ hoang. Đó là tên chung cho cả bộ 45 tranh màu nước khổ lớn và 30 tranh ghép vải khổ nhỏ tại triển lãm lần này. Hơn nữa, điều đặc biệt là chủ đề Mơ hoang được Hà Hùng Dũng triển lãm rất nhiều lần, vào các năm 2008, 2012, 2017, 2018 và hồi đầu năm 2019 tại Hà Nội.

Hà Hùng Dũng đã có nhiều triển lãm cá nhân và cũng tham gia rất nhiều triển lãm với bạn bè trong giới mỹ thuật, với nhiều chủ đề khác nhau: Màu của đất, Vũ khúc đương đại, Sen, Riêng, Mùa nước đổ, Của để dành, Mưa…

Giấc Mơ hoang của Hà Hùng Dũng chứa đầy những gương mặt phụ nữ với vẻ mơ mộng hiếm có, nỗi khắc khoải mơ hồ nhưng lại thể hiện sự an nhiên, tĩnh lặng của nội tại vững chắc, đầy bản sắc dân tộc với trang phục truyền thống của người Mông xưa nhưng cũng rất hiện đại với cách thể hiện thần thái của cuộc sống đương đại.

Đầu năm 2019, cái tên Hà Hùng Dũng gây ồn ào công chúng bởi sự việc bị "đạo" hàng chục bức tranh ở Khách sạn Pao (Sa Pa). Nhắc lại chuyện này, Hà Hùng Dũng chỉ nhẹ nhàng nói: "Nếu người yêu tranh thật đến tận nơi để xem những bức vẽ của tôi, sẽ thấy người chép chỉ có thể chép lại những thứ na ná, chứ không thể nào bắt chước được tinh thần dân tộc hòa trộn với sự tìm tòi đương đại mà tôi gửi gắm trong đó. Hoặc đơn giản nhất, là những vệt hoa văn mờ tôi tạo ra bởi hiệu ứng của muối và màu, họ cũng không thể nào bắt chước được".

Những bức tranh về Sa Pa của Hà Hùng Dũng:

Chiêm ngưỡng Sa Pa tuyệt đẹp trong “Mơ” của hai họa sĩ trẻ - Ảnh 3.

Chiêm ngưỡng Sa Pa tuyệt đẹp trong “Mơ” của hai họa sĩ trẻ - Ảnh 4.

Chiêm ngưỡng Sa Pa tuyệt đẹp trong “Mơ” của hai họa sĩ trẻ - Ảnh 5.

Chiêm ngưỡng Sa Pa tuyệt đẹp trong “Mơ” của hai họa sĩ trẻ - Ảnh 6.

Chiêm ngưỡng Sa Pa tuyệt đẹp trong “Mơ” của hai họa sĩ trẻ - Ảnh 7.

Chiêm ngưỡng Sa Pa tuyệt đẹp trong “Mơ” của hai họa sĩ trẻ - Ảnh 8.

Chiêm ngưỡng Sa Pa tuyệt đẹp trong “Mơ” của hai họa sĩ trẻ - Ảnh 9.

Phạm Phan Hoàng Linh - "Mơ" và thực ở Sa Pa

Phạm Phan Hoàng Linh mang tới triển lãm 10 tác phẩm sắp đặt là các thiết kế với vải truyền thống được bà con dân tộc Mông sản xuất từ cây lanh, cây đay, nhuộm củ nâu và nhuộm chàm.

6 năm sống ở Sa Pa (từ khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Huế năm 2013),  vợ chồng hoạ sĩ trẻ Phạm Phan Hoàng Linh - Triệu Quang Hùng đã cặm cụi làm đủ thứ trong thế giới sắc màu.

Trong một lần đi thực tế tới Sa Pa, vì cùng học và cùng làm hội họa, cùng mê Sa Pa nên  vợ chồng Phạm Phan Hoàng Linh - Triệu Quang Hùng đã đồng thuận tìm chốn định cư luôn tại vùng đất này.

"Sống với người bản địa, tôi bị mê hoặc vì một nền văn hoá đầy màu sắc. Người Mông tự trồng lanh dệt vải, trồng chàm nhuộm vải. Để tạo ra hoa văn họ tự làm bút vẽ rồi nấu sáp ong lên, vẽ những hoa văn mà họ yêu thích. Với người Mông, mỗi người phụ nữ trong gia đình đều là một "nhà thiết kế" tài hoa. Họ tự tay trồng lanh, se lanh, dệt vải, thêu thùa… Họ tự thiết kế, may trang phục cho cả gia đình. Cách họ may rất hay, không cần thước, chỉ cần dùng gang tay để đo..." - Phạm Phan Hoàng Linh kể.

Phạm Phan Hoàng Linh say sưa tìm hiểu chất liệu vải truyền thống, mê mẩn với từng cung bậc của màu chàm. Khiêm tốn cặm cụi làm việc, vừa nuôi con nhỏ vừa tìm tòi học hỏi các kỹ thuật vẽ bằng sáp ong, nhuộm chàm, với Linh 6 năm trôi qua thật nhanh.

Linh cho biết sau khi học hỏi, cô còn áp dụng thêm cả kỹ thuật nhuộm chồng lớp, nhuộm củ nâu rồi nhuộm chàm chồng lên để tạo ra những hiệu ứng màu sắc đa dạng, phong phú hơn, với mong muốn ứng dụng nghệ thuật mới trên nền văn hoá truyền thống.

Một số tác phẩm của Phạm Phan Hoàng Linh tại triển lãm:

Chiêm ngưỡng Sa Pa tuyệt đẹp trong “Mơ” của hai họa sĩ trẻ - Ảnh 10.

Chiêm ngưỡng Sa Pa tuyệt đẹp trong “Mơ” của hai họa sĩ trẻ - Ảnh 11.

Chiêm ngưỡng Sa Pa tuyệt đẹp trong “Mơ” của hai họa sĩ trẻ - Ảnh 12.

Chiêm ngưỡng Sa Pa tuyệt đẹp trong “Mơ” của hai họa sĩ trẻ - Ảnh 13.

Chiêm ngưỡng Sa Pa tuyệt đẹp trong “Mơ” của hai họa sĩ trẻ - Ảnh 14.

Chiêm ngưỡng Sa Pa tuyệt đẹp trong “Mơ” của hai họa sĩ trẻ - Ảnh 15.

Chiêm ngưỡng Sa Pa tuyệt đẹp trong “Mơ” của hai họa sĩ trẻ - Ảnh 16.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm