Chính sách hỗ trợ phụ nữ nghèo vùng miền núi, dân tộc thiểu số sản xuất liên kết theo chuỗi

PV
04/10/2022 - 14:15
Chính sách hỗ trợ phụ nữ nghèo vùng miền núi, dân tộc thiểu số sản xuất liên kết theo chuỗi

Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất theo chuỗi, đẩy mạnh thương mại. Ảnh: KT

Để nâng cao giá trị hàng hóa, đặc biệt tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ bà con phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi. Trong đó, quy định ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ; doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ, hoặc hợp tác xã có trên 50% số thành viên là phụ nữ.

Thông tư 02/2022/TT-UBDT, ngày 30/6/2022 của Uỷ ban Dân tộc, về việc "Hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025"; theo đó, kể từ ngày 15/8/2022, hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề.

Đặc biệt, Thông tư 02 này quy định việc Quản lý, tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị (Điều 19), trong đó nhấn mạnh: Dự án, kế hoạch liên kết phải đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ tham gia các đối tượng thuộc diện hỗ trợ của Chương trình theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP. 

Trong đó, ưu tiên hộ nghèo là người dân tộc thiểu số; hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động; hộ sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn. Ưu tiên dự án, kế hoạch liên kết do doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ, hoặc hợp tác xã có trên 50% số thành viên là phụ nữ đề xuất.

Chính sách hỗ trợ phụ nữ nghèo vùng miền núi, dân tộc thiểu số sản xuất liên kết theo chuỗi - Ảnh 1.

Phù nữ dân tộc thiểu số tham gia hợp tác xã, cùng sản xuất vươn lên thoát nghèo. Ảnh KT

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh, hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số. Địa bàn thực hiện tại các xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn.

Theo quy định, điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị: Dự án, kế hoạch liên kết phải xác định được kết quả về chỉ số tạo việc làm, mức tăng thu nhập, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo kế hoạch năm và thời điểm kết thúc dự án.

Đơn vị chủ trì liên kết và các đối tượng liên kết phải có hợp đồng hoặc biên bản hợp tác về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm.

Chính sách hỗ trợ phụ nữ nghèo vùng miền núi, dân tộc thiểu số sản xuất liên kết theo chuỗi - Ảnh 2.

Phụ nữ dân tộc thiểu số áp dụng máy móc vào sản xuất, nâng cao đời sống

Mức hỗ trợ tối đa không quá 95% tổng kinh phí thực hiện một dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 80% tổng kinh phí thực hiện một dự án trên địa bàn khó khăn; không quá 60% tổng chi phí thực hiện một dự án trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia.

Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một dự án theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình. Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án, phương án sản xuất thông qua người đại diện do cộng đồng lựa chọn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm