Chữa ngộ độc thực phẩm mức nhẹ bằng những nguyên liệu sẵn có trong bếp

27/04/2019 - 21:06
Trường hợp ngộ độc thực phẩm không quá nghiêm trọng, bằng những nguyên liệu sẵn có trong bếp, bạn có thể sử dụng các cách chữa trị sau để thực hiện sơ cứu tại nhà.

Giấm táo

 

giam-tao.jpg

 

Bạn cần 1-2 muỗng giấm táo nguyên chất, 1 ly nước ấm.

Hòa 1-2 muống giấm táo nguyên chất vào 1 ly nước ấm. Khuấy đều và uống. Cần uống 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Đặc tính kháng khuẩn của giấm táo rất hiệu quả trong việc chống các vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm. Giấm táo cũng là một nguồn khoáng chất phong phú và enzyme có thể giúp ổn định cơ thể sau khi bị ngộ độc thực phẩm.

 

Gừng với mật ong

 

gung1.jpg

 

Bạn cần củ gừng (3-5cm) thái lát, 1 cốc nước, mật ong

Cho gừng và một cốc nước vào đun sôi trong nồi. Đun nhỏ lửa trong 5 phút và sau đó lọc lấy nước. Để nguội một chút trước khi thêm một chút mật ong vào và uống.

Bạn phải uống nước gừng mật ong này ít nhất 3 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng của bạn giảm bớt.

Gừng và mật ong giúp giảm buồn nôn.

 

Tỏi

 

toi.jpg

 

Bạn cần 2-3 tép tỏi bóc vỏ.

Nhai tép tỏi. Ngoài ra, bạn cũng có thể băm một ít tỏi và tiêu thụ nó với mật ong.

Bạn phải dùng ít nhất 1 lần mỗi ngày cho đến khi thấy giảm đau.

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm mạnh mẽ có thể giúp tiêu diệt mầm bệnh trong thực phẩm. Nó cũng có thể làm giảm tiêu chảy và đau dạ dày.

 

Nước chanh

nuoc-chanh.jpg

 

Bạn cần 1/2 quả chanh, 1 ly nước, mật ong (không bắt buộc)

Lấy nước cốt chanh hòa với 1 ly nước. Thêm một ít mật ong vào và uống.

Bạn có thể uống nước chanh 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Nước chanh có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Nó cũng hỗ trợ tiêu hóa và giúp bạn phục hồi nhanh hơn.

 

Chuối

 

chuoi.jpg

 

Bạn có thể ăn trái chuối hàng ngày.

Bạn có thể làm điều này 2 đến 3 lần một ngày.

Chuối rất giàu chất xơ và kali. Chúng bổ sung lượng kali đã mất trong cơ thể bạn, từ đó, tái tạo năng lượng cho bạn và giúp giảm bớt các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

 

Lưu ý

Nếu các cách sơ cứu tại nhà không làm giảm các triệu chứng ngộ độc, cần đưa người bị ngộ độc thực phẩm đến cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.

Bạn cần đến khám bác sĩ ngay nếu:

Bị tiêu chảy kéo dài nhiều ngày

Nôn ói

Bị sốt cao

Nói khó

Tầm nhìn bị mờ

Có triệu chứng mất nước nghiêm trọng

Thấy đi cầu ra máu

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm