Cứ 15 giây có 1 người chết vì dịch Covid-19

Phương Thanh (dịch)
06/08/2020 - 12:45
Cứ 15 giây có 1 người chết vì dịch Covid-19

Chôn cất người chết do COVID-19 tại nghĩa trang Vila Formosa, ở Sao Paulo, Brazil. Ảnh: Amanda Perobelli/ REUTERS

Thế giới đã ghi nhận gần 19 triệu ca dương tính với virus SARS-CoV-2 và hơn 700 ngàn trường hợp tử vong. Theo số liệu thống kê, cứ 15 giây sẽ có 1 người chết vì dịch COVID-19.

Tính đến 9h30 ngày 6/8/2020 (giờ Việt Nam), trên thế giới đã ghi nhận gần 19 triệu ca mắc COVID-19 (18.979.924 người nhiễm) và hơn 700 ngàn người tử vong (711.189).

Số liệu thống kê cho thấy, tính đến ngày 5/8/2020, Mỹ ghi nhận hơn 159 ngàn trường hợp tử vong vì đại dịch COVID-19 và gần bằng một phần tư tổng số các ca tử vong trên toàn thế giới. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Đáng ngại hơn, tỷ lệ lây nhiễm và số ca tử vong ở quốc gia này vẫn đang tăng vọt trong thời gian vừa qua. Với tổng số hơn 4,8 triệu ca nhiễm (tính đến ngày 5/8/2020), Mỹ hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn phát biểu "tình hình dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát" trong một cuộc phỏng vấn của đài HBO (Mỹ).

Trên thực tế, mức độ lây lan của virus SARS-CoV-2 ở Mỹ đang cao hơn bao giờ hết. Tiến sĩ Deborah Birx, điều phối viên ứng phó COVID-19 của Nhà Trắng, vào cuối tuần qua cho biết, nước này đã bước vào "giai đoạn mới" của đại dịch. SARS-CoV-2 hiện đã lây lan sang hầu hết các khu vực của nước Mỹ, từ thành thị, ngoại ô đến nông thôn và thậm chí đã lây lan sang khu vực những người Mỹ sống trên các hòn đảo xa xôi.

Theo thống kê từ thời báo CNN (Mỹ) dựa trên dữ liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), trong hai tuần vừa qua, thế giới ghi nhận thêm hơn 5.900 ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 mỗi ngày. Trung bình, có khoảng 248 trường hợp tử vong mỗi giờ. Vậy, ước tính cứ mỗi 15 giây sẽ có một người tử vong vì COVID-19. Đây là tỷ lệ đáng báo động về mức độ gây tử vong và mức lây nhiễm của virus này.

Chôn cất người chết do COVID-19 tại nghĩa trang Pondok Ranggon ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: Willy Kurniawan/ REUTERS

Chôn cất người chết do COVID-19 tại nghĩa trang Pondok Ranggon ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: Willy Kurniawan/ REUTERS

Trong diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, khu vực Mỹ Latinh hiện đang đứng trước nguy cơ trở thành tâm chấn mới của đại dịch. Các quan chức nhận định, khu vực hơn 640 triệu người này có thể đối mặt với khả năng mất kiểm soát dịch vì mật độ dân cư đông đúc ở thành thị và tình trạng nghèo khó, thiếu thốn ở nông thôn. Theo số liệu thống kê, gần 100 triệu người tại khu vực Mỹ Latinh đang sinh sống trong các khu nhà ổ chuột. Ngoài ra, nhiều người còn làm việc tại những khu vực không đảm bảo an toàn với nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Sau Mỹ, Brazil hiện là ổ dịch lớn thứ hai của thế giới. Tuy vậy, nước này vẫn chưa áp dụng biện pháp đóng cửa biên giới và cửa khẩu để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm từ quốc tế mặc dù chính ông và các quan chức khác cũng đã nhiễm COVID-19. Theo sau Brazil, Ấn Độ và Mexico là các quốc gia tiếp theo chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch.

Trong khi đó, nhiều quốc gia bước đầu thành công trong việc kiểm soát làn sóng lây lan của COVID-19 hiện đang phải đối mặt với tình trạng số ca nhiễm tăng mạnh trở lại sau khi dỡ bỏ các hạn chế. Các quốc gia Úc, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Bolivia, Sudan, Etiopia, Bulgaria, Bỉ, Uzbekistan và Israel đều ghi nhận số ca nhiễm tăng kỷ lục trong những ngày qua.

                                                                                                       

Nguồn: CNN, Reuters
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm