Hơn 20 năm qua, hàng trăm hộ dân tại phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội) phải sống trong những căn nhà xập xệ nhưng không thể sửa chữa, cũng không thể xây mới. Họ như bị giam hãm trong chính ngôi nhà của mình bởi một dự án dang dở - Dự án Công viên hồ điều hòa Hạ Đình.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Hàng trăm hộ dân ở phường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang phải sống trong những căn nhà xập xệ, dột nát. Đất không được cấp sổ đỏ, nhà không được xây, hộ khẩu không được nhập - tách bởi nằm trong dự án đã "treo" hàng chục năm nay.
Hiện cả nước còn 12 triệu sổ đỏ đứng tên một người mà chưa sang tên của cả vợ và chồng dù luật đã quy định. Do đó, các chuyên gia cho rằng, nhà nước cần phải có cơ chế bắt buộc để đảm bảo quyền lợi của phụ nữ.
"Giá đất bồi thường tại một số nơi chưa bằng bát phở, bởi việc định giá đất hiện do địa phương quyết định và chắc chắn có lợi ích nhóm. Do đó, cần có tổ chức tư vấn, định giá đất độc lập dưới sự điều hành của Quốc hội".
Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), điểm đáng chú ý là việc bỏ quy định khung giá đất, thay vào đó quy định cụ thể về nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chưa có cơ sở xác định giá đất thị trường trong khi đây là một yếu tố rất phức tạp.
Tại Hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chiều ngày 2/3 do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức, nhiều chuyên gia cho rằng, cần lấy ý kiến của Hội LHPN Việt Nam khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định về các điều kiện để xây dựng các khu tái định cư như hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng xã hội; phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền... Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, cần phải xem xét lại tính khả thi của các quy định này.
Chiều ngày 2/3, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Việc cả vợ và chùng cùng đứng tên trên sổ đỏ sẽ góp phần hạn chế tranh chấp tài sản, cũng như hạn chế nguy cơ lừa đảo có thể xảy ra. Đồng thời, góp phần thực hiện bình đẳng giới trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội.