Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn: Hướng tới thực chất, tránh hình thức

PVH
23/03/2022 - 15:49
Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn: Hướng tới thực chất, tránh hình thức

"Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ảnh: BDV

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 9, ngày 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; phát huy dân chủ với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".

Trình bày Tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được xây dựng nhằm mục đích hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động và trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập phát sinh trong thực tiễn thi hành quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng nêu rõ nhiều điểm mới của dự thảo luật này, cụ thể:  Bổ sung nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong đó bổ sung quy định về ủy quyền thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đặc biệt là Quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở và nghĩa vụ kịp thời phản ánh, kiến nghị, báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,...

Nhiều điểm mới trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu

Thẩm tra dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết: Việc ban hành Luật này sẽ kịp thời thể chế hóa chủ trương phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh: Để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), đề nghị Chính phủ bổ sung dự thảo các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các nội dung được giao trong dự thảo Luật; thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; hoàn thiện Báo cáo tổng kết để phản ánh đầy đủ, toàn diện các nội dung được điều chỉnh trong Luật; hoàn thiện Báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật theo hướng tập trung đánh giá tác động đối với những chính sách mới được bổ sung trong dự án Luật…

Thực hành dân chủ ở cơ sở một cách thực chất, tránh hình thức

Thảo luận tại Phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành sự cần thiết xây dựng Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; khẳng định "dân chủ" là phương thức để Nhân dân phát huy quyền làm chủ, thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích, chính kiến và quyền lực của mình để tham gia vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội.

Nhiều điểm mới trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn - Ảnh 2.

Toàn cảnh phiên họp

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, dự án Luật này quan trọng và phạm vi điều chỉnh rộng. Vì vậy, cần phải nghiên cứu, đầu tư rất kỹ lưỡng để trình Quốc hội một dự án luật khả dĩ, đáp ứng được yêu cầu; đặc biệt phải thể chế hóa được các chủ trương, quan điểm lớn của Đảng ta về phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, "suy cho cùng mọi thành quả của sự nghiệp đổi mới mà không có người dân tham gia thì không thành công được. Nếu thành quả đổi mới mà người dân không được thụ hưởng thì cũng không có ý nghĩa...".

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ yêu cầu cần phải có một văn bản luật để thực hiện, thực hành dân chủ ở cơ sở "một cách thực chất, đi vào thực chất, hiệu quả, tránh hình thức, tránh phô trương; đi vào cuộc sống”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm