Hà Nội: Kinh phí xét nghiệm toàn dân đủ để mua 6 triệu liều vaccine

Hải Yến
07/09/2021 - 01:44
Hà Nội: Kinh phí xét nghiệm toàn dân đủ để mua 6 triệu liều vaccine

Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng, đây là quyết định không có kiến thức khoa học, thiếu hiệu quả và rất lãng phí.

Xét nghiệm toàn dân tiến hành thế nào?

Tối muộn 6/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành công điện về việc tăng tốc kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Công điện nêu rõ, mục tiêu là trước ngày 15/9, Thành phố kiểm soát được tình hình dịch bệnh Covid-19 để Hà Nội vào nhóm kiểm soát tốt dịch bệnh theo tiêu chí kiểm soát dịch bệnh của Bộ Y tế.

Để thực hiện mục tiêu này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu huy động các lực lượng xét nghiệm thần tốc, quét nhiều vòng để giúp bóc tách rất nhanh các ca F0 ra khỏi cộng đồng, từng bước thu hẹp các vùng đỏ, vùng vàng và mở rộng vùng xanh.

Cụ thể, từ nay đến 12/9, xét nghiệm toàn bộ 100% người dân trên toàn địa bàn. Tại khu vực phong tỏa, khu cách ly, khu vực nguy cơ rất cao, lấy mẫu cho toàn bộ người dân 2 - 3 ngày/lần, khu vực nguy cơ cao 5 - 7 ngày/lần, các khu vực khác ít nhất 1 lần.

Về lực lượng lấy mẫu xét nghiệm của Hà Nội, mô hình đội lấy mẫu tương tự như tổ Covid-19 cộng đồng, nòng cốt là các thành viên tự nguyện có trình độ đại học, cao đẳng trở lên, có thể có chuyên môn y tế hoặc các ngành khác. Những người này sẽ đến từng nhà và thực hiện lấy mẫu test nhanh kháng nguyên và cả PCR.

Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành tập huấn cho đội ngũ này vì họ đa số đều không có kinh nghiệm về y tế. Đội ngũ này có quy mô khoảng vài chục nghìn tổ trên toàn thành phố. Mỗi tổ từ 2 đến 4 người, trung bình là 3 người/tổ.

Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội cũng đang hoàn thiện các video hướng dẫn tự lấy mẫu ở mũi để người dân có thể tự thực hiện tại nhà. Sắp tới, sở sẽ tuyên truyền bằng hình thức video, poster…

Hà Nội xét nghiệm toàn dân: Lãng phí và khó khả thi! - Ảnh 1.

Từ nay đến 12/9, sẽ xét nghiệm toàn bộ 100% người dân trên toàn địa bàn Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Tỉ lệ phát hiện F0 qua xét nghiệm sàng lọc thấp

Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tính đến 18h ngày 6/9, thành phố đã lấy được 759.945/1.000.000 mẫu, đạt 75,99% kế hoạch. Hiện đã có 299.132 mẫu có kết quả (299.129 mẫu âm tính và 3 mẫu dương tính). Số mẫu dương tính là những người thuộc khu vực nguy cơ cao gồm một ca tại Tả Thanh Oai (Thanh Trì), một ca ở Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân) và trường hợp còn lại ở Quang Trung (Hà Đông).

Ở đợt xét nghiệm sàng lọc diện rộng đợt 2 tại các khu vực có yếu tố nguy cơ tại các quận, huyện, thị xã, Thành phố đã lấy được 803.233 mẫu. Kết quả, phát hiện 54 ca dương tính tại 6 quận, huyện.

Ở lần lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc diện rộng đợt 1 tại các khu vực có yếu tố nguy cơ ở 30 quận, huyện, thị xã, Thành phố đã lấy 313.010 mẫu, qua đó phát hiện được 29 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại 5 quận, huyện. Trong đó, quận Đống Đa có 23 ca mắc.

Hà Nội không cần thiết xét nghiệm diện rộng

Về quyết định lấy mẫu đối với 100% người dân toàn thành phố của UBND TP. Hà Nội, TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng, đây là quyết định không có kiến thức khoa học, thiếu hiệu quả và rất lãng phí.

Ông Nga ước tính, chi phí mà Hà Nội bỏ ra để lấy mẫu xét nghiệm cho 100% người dân toàn thành phố (khoảng 8 triệu người) tương đương với chi phí để mua 6 triệu liều vaccine.

Cụ thể, trung bình lấy mẫu test nhanh và cả PCR có chi phí khoảng 300.000 đồng/mẫu tính, cộng thêm chi phí rất lớn cho quần áo lấy mẫu, găng tay bảo vệ, nước sát khuẩn cũng như công sức của cán bộ y tế… Trong khi đó, vaccine Covid-19 có giá thành khoảng 500.000 - 600.000 đồng/liều.

Thời gian dự kiến xét nghiệm cho cả thành phố chỉ trong 6 ngày (từ 6 đến 12/9), theo TS Nguyễn Huy Nga như vậy là rất gấp. "Áp lực thời gian quá gấp thì việc xét nghiệm kết quả cũng khó chính xác hết, nếu dương tính giả thì còn đỡ, âm tính giả rất nguy hiểm, vì người nhiễm rồi lại không phát hiện ra" – TS Nguyễn Huy Nga cho hay.

Ngoài ra, về đội ngũ làm công tác xét nghiệm, do đội ngũ lấy mẫu không hoàn toàn là nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn nên sẽ có nguy cơ lấy mẫu không chuẩn. Chưa kể, áp lực lấy mẫu lớn, không kịp sát trùng, thay găng tay… cũng là nguy cơ có thể dẫn đến lây lan dịch bệnh từ chính người lấy mẫu và người dân.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm