Hơn 2,3 triệu lượt người nghèo Tây Nam bộ được vay vốn ưu đãi

27/06/2017 - 16:45
Giai đoạn 2012 - 2016, nguồn vốn tín dụng chính sách giúp trên 2,35 triệu lượt người nghèo, đối tượng chính sách khu vực Tây Nam bộ có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh.
cho-vay-uu-dai-vung-tay-nam-bo.jpgTrên 2,35 triệu lượt người nghèo, đối tượng chính sách khu vực Tây Nam Bộ được vay vốn ưu đãi 

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXHVN) cho biết, thực hiện Đề án “củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách vùng Tây Nam Bộ”, đến ngày 31/12/2016, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách vùng Tây Nam Bộ đạt 27.838 tỷ đồng, với trên 2,062 triệu người nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ.

Chất lượng tín dụng trong vùng được cải thiện. Đến hết năm 2016, tổng nợ quá hạn của các tỉnh trong khu vực là 224,542 tỷ đồng, chiếm 0,81% tổng dư nợ, giảm 410.224 triệu đồng (giảm 3,3%) so với thời điểm xây dựng Đề án, tất cả 13/13 tỉnh, thành phố trong vùng đều giảm nợ quá hạn.

Tổ tiết kiệm và vay vốn được rà soát, củng cố, kiện toàn và hoạt động dần đi vào nề nếp. Đến 31/12/2016, toàn vùng có 39.593 Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Tính chung trong giai đoạn 2012 - 2016, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho trên 2.350 nghìn lượt người nghèo và các đối tượng chính sách trong khu vực Tây Nam bộ có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó, góp phần giúp gần 386 nghìn hộ vay vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho trên 147 nghìn lao động, trong đó, trên 2 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 184 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 1.089 nghìn công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; trên 36 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó, có trên 20 nghìn căn nhà vượt lũ cho hộ gia đình vùng ĐBSCL…

Theo NHCSXHVN, trước khi thực thực hiện Đề án năm 2012, tính dụng chính sách khu vực Tây Nam Bộ bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém: nguồn vốn, dư nợ tín dụng tăng trưởng chậm, nợ quá hạn liên tục tăng cao, chiếm tới 4,11% tổng dư nợ, gấp gần 2,1 lần tỷ lệ nợ quá hạn bình quân chung toàn hệ thống; cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thực sự nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo triển khai chính sách tín dụng ưu đãi; Tổ tiết kiệm và vay vốn ở nhiều nơi chưa thực hiện tốt trách nhiệm trong quản lý vốn vay; người dân sử dụng vốn vay manh mún, kém hiệu quả, chưa ý thức được nguyên tắc tín dụng “có vay - có trả”, vẫn còn tư tưởng bao cấp, trông chờ ỷ lại vào chính sách của Nhà nước...

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm