pnvnonline@phunuvietnam.vn
Kết quả đề án 938 giai đoạn 2017-2021: Vượt 2/6 mục tiêu
Bà Trần Thị Hương- Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo
Bà Trần Thị Hương- Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam- trong phát biểu khai mạc khẳng định, hội thảo có ý nghĩa quan trọng giúp cho TW Hội chuẩn bị tốt hơn về nội dung Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 của Đề án dự kiến sẽ diễn ra vào Quý 2 năm 2022.
Đây là một đề án nhân văn, ý nghĩa, trong 5 năm ban hành được nhiều chính sách, chủ đề lớn, trong đó phụ nữ, trẻ em được hưởng lợi rất nhiều. Đề án 938 được triển khai trên phạm vi toàn quốc với 3 nội dung can thiệp chính gồm: An toàn thực phẩm, giáo dục cha mẹ nuôi dạy chăm sóc bảo vệ con và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Và 2 nội dung xuyên suốt gồm: tuyên truyền phổ biến pháp luật và tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức.
Bà Trương Thị Thu Thuỷ- Trưởng ban Gia đình xã hội- cho biết, kết quả thực hiện hiện Đề án giai đoạn 1 vượt 2/6 chỉ tiêu. Cụ thể: chỉ tiêu 20 triệu hội viên phụ nữ, cha mẹ có con dưới 16 tuổi được cung cấp thông tin, kiến thức vượt 111% và chỉ tiêu mỗi xã phường, thị trấn xây dựng được ít nhất 01 mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết giám sát một số vấn đề xã hội ưu tiênvượt 121%. 4 chỉ tiêu đạt bao gồm 80% cán bộ chuyên trách được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; 55.000 phụ nữ thiếu kiến thức, kỹ năng có nguy cơ hoặc vi phạm đạo đức, pháp luật được tuyên truyền vận động, có chuyển biến tích cực về hành vi; 5 triệu phụ nữ được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng chống BLGĐ, sẵn sàng lên tiếng trước các hành vi bạo lực; không để xảy ra tình trạng các vụ việc xâm hại, bạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em mà Hội không lên tiếng kịp thời.
Thành quả tự hào nhất và có chiều sâu là chương trình phối hợp trong công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái giữa các bộ ngành. Và sự chia sẻ, phối hợp của Chính phủ, Hội LHPNVN, Hội Nông dân thực hiện 3 năm qua về An toàn thực phẩm, trở thành một lợi thế của Hội LHPN Việt Nam, đóng góp vào sự bảo vệ sức khoẻ của mọi người, có cơ hội thu hút tập hợp hội viên, tăng vai trò của tổ chức Hội, cải thiện giống nòi, an sinh cho người dân. Về Giáo dục cha mẹ và chăm sóc trẻ em thời điểm này chưa thành công ở chiến lược nhưng đã thành công ở việc truyền thông, xây dựng mô hình.
Bà Trần Thị Hương mong muốn, hội thảo sẽ tập trung thảo luận về những tồn tại, nhược điểm trong cách thức tổ chức thực hiện, cơ chế phối hợp, nguồn lực…cần phải khắc phục của giai đoạn I. Đồng thời chia sẻ sáng kiến thực hiện Đề án 938 tại các địa phương, bộ/ngành cần nhân rộng. Bà Hương cho biết, các nội dung đã được lựa chọn tập trung giải quyết giai đoạn I về: An toàn thực phẩm, giáo dục cha mẹ nuôi dạy chăm sóc bảo vệ con, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới… Trong bối cảnh 5 năm tới, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid, trong thực hiện Chỉ thị 06 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới (TW Hội đã kịp thời triển khai Chương trình Mẹ đỡ đầu), hội thảo sẽ thảo luận những nội dung nào cần ưu tiên trong giai đoạn II. Đồng thời đề xuất một số nội dung hoạt động, cơ chế, giải pháp cụ thể cho giai đoạn 2022-2027. Trong đó có những vấn đề quan trọng như nguồn lực vì với nguồn lực 100 tỷ phê duyệt cho 63 tỉnh thành trong giai đoạn I để giải quyết các vấn đề xã hội, thường là những vấn đề lớn thì đó là con số rất nhỏ nhoi, càng cần có các giải pháp, kiến nghị nguồn lực, phân bổ ngân sách trong giai đoạn II thực sự hiệu quả. Và cơ chế phối hợp của các bộ ngành thành viên thực hiện Đề án, để lãnh đạo các bộ ngành thực sự coi trọng và sâu sát với việc triển khai thực hiện đề án; cũng như cơ chế giám sát, đánh giá… để tập trung nguồn lực giải quyết vấn đề ưu tiên hiệu quả.
Đây chính là những chuẩn bị kỹ càng để năm 2022, TW Hội LHPN Việt Nam cùng 11 Bộ ngành tổ chức Hội nghị sơ kết giai đoạn I của Đề án hiệu quả.