Kiểu ngồi giúp tăng tuổi thọ, giảm bệnh tật

Bảo Hân
11/06/2023 - 15:50
Kiểu ngồi giúp tăng tuổi thọ, giảm bệnh tật
Theo các chuyên gia trong nghiên cứu mới đây chứng minh rằng có một kiểu ngồi nếu thực hiện trong khoảng từ 15 đến 30 phút mỗi ngày có thể giúp bạn sống lâu hơn.

Cùng với việc đi bộ 10.000 bước mỗi ngày và ăn nhiều thực phẩm có lợi cho sức khỏe hơn, một lời cảnh báo sức khỏe khác mà bạn có thể đã nghe nhiều trong những năm gần đây là: ngồi nhiều không khác gì bạn đang hút cùng lúc 1.000 điếu thuốc.

Việc phải ngồi trong thời gian dài có thể là thường xuyên ngồi trước bàn máy tính, đi lại bằng ô tô hoặc tàu hỏa, hoặc say sưa xem Netflix hàng giờ liền... đều có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. 

Theo NHS, dân văn phòng hiện nay đều dành khoảng 9 giờ mỗi ngày để ngồi một chỗ làm việc trong thời gian dài. Và việc này có liên quan mật thiết đến vấn đề sức khỏe, bao gồm các bệnh như béo phì, huyết áp cao, lượng cholesterol tăng chóng mạnh

photo-1

Ngồi trong thời gian dài có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe, bao gồm béo phì, huyết áp cao và cholesterol cao, và nó được cho là làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn bằng cách ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu và phân hủy mỡ trong cơ thể.

Một nghiên cứu liên quan đến việc các nhà nghiên cứu phân tích kết quả từ 13 nghiên cứu trước đó cho thấy những người ngồi hơn 8 tiếng mỗi ngày mà ít vận động có nguy cơ tử vong tương tự như những người hút thuốc.

Trong khi một nghiên cứu khác từ Đại học Leicester và Trường Khoa học Thể thao Na Uy vào năm 2019, phát hiện ra rằng những người trưởng thành ngồi hơn 9 giờ mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi nguy cơ tử vong sớm.

Kiểu ngồi nào sẽ cải thiện sức khỏe?

Việc ngồi nhiều có thể gây hại cho chính sức khỏe nhưng theo cặp vợ chồng bác sĩ vật lý trị liệu và cựu vận động viên chuyên nghiệp Kelly và Juliet Starrett tham gia trong nhóm nghiên cứu cho biết bản thân việc ngồi không phải là vấn đề mà cách chúng ta ngồi mới là nguyên nhân chính gây ra điều này. Do đó, 2 tác giả đã chứng minh có một kiểu ngồi nếu thực hiện trong khoảng từ 15 đến 30 phút mỗi ngày có thể giúp bạn sống lâu hơn.

"Việc dành thời gian ngồi khoanh chân trên sàn nhà giúp tránh tình trạng suy giảm khả năng vận động và sức khỏe kém, đồng thời là một trong 10 thói quen lành mạnh mà tôi đã đề xuất trong cuốn sách của mình", Juliet cho biết.

Cô cho hay khi dành một chút thời gian ngồi trên sàn mỗi ngày cũng đang đồng nghĩa việc bạn đang "tái tạo" các khớp hông của mình.

"Ngồi trên sàn giúp khắc phục một số tư thế gây đau đớn mà cơ thể chúng ta áp dụng sau khi ngồi lâu trên ghế văn phòng, sofa hoặc trong ô tô. 

Cơ thể chúng ta được tạo ra để ngồi ở những vị trí trên mặt đất, vì vậy khi bạn dành một chút thời gian trên sàn mỗi ngày, bạn đang cải thiện phạm vi chuyển động của hông và giữ cho xương khớp của bạn được di chuyển liên tục.

Nói một cách đơn giản, ngồi trên sàn ở nhiều tư thế khác nhau sẽ giúp khôi phục phạm vi chuyển động của hông và giữ cho xương, khớp và mô của bạn hoạt động tốt nhất. Ngồi bệt không chỉ giúp bạn đứng lên và ngồi xuống dễ dàng hơn (vì bạn đã luyện tập nó), mà còn có khả năng khắc phục các vấn đề về cơ xương liên quan đến việc dành quá nhiều thời gian vì ngồi quá lâu, đặc biệt là dân văn phòng."

Bài tập giúp đo chỉ số tuổi thọ

Trong một nghiên cứu nổi tiếng năm 2014 được công bố trên Tạp chí Phòng ngừa Tim mạch châu Âu, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi từ 51 đến 80 thực hiện bài kiểm tra ngồi xuống và đứng lên ngay mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào. Nói cách khác, không cần dùng tay hoặc vịn vào ghế.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng bài tập đơn giản này có thể đo lường tính linh hoạt và sức mạnh của con người, đồng thời cho biết họ sẽ sống được bao lâu.

photo-1

Để tự mình thử nghiệm, Juliet và Kelly khuyên bạn nên cởi giày ra, đứng bằng một chân bắt chéo trước chân kia và không bám vào bất cứ thứ gì (trừ khi bạn cảm thấy không vững).

Sau đó bạn nhún đầu gối và hạ thấp người xuống sàn cho đến khi bạn ngồi bệt hẳn xuống với chân xếp hằng. Bây giờ, từ vị trí cũ, nghiêng người về phía trước với hai tay dang ra trước mặt và vươn lên khỏi sàn mà không cần bám vào bất kỳ đâu để hỗ trợ.

Nếu bạn không thể quản lý nó, đừng lo lắng, họ nói, nhưng hãy tiếp tục luyện tập. Kelly nói: "Có thể làm được điều này là dấu hiệu cho thấy bạn ít có khả năng bị suy nhược hay đột quỵ trong những năm sau này và bạn sẽ duy trì sức khỏe toàn diện tốt hơn.

Thói quen lành mạnh mỗi người cần duy trì khi ngồi bệt

Theo các tác giả, nằm trên sàn cũng tốt cho sức khỏe, họ chỉ ra rằng dù sao thì trẻ nhỏ cũng làm điều này rất nhiều: "Trẻ em không gặp khó khăn gì khi ngồi trên mặt đất, ở nhiều tư thế khác nhau, hàng giờ đồng hồ.

Và không phải ngẫu nhiên mà họ lại thành thạo như nhau trong việc đứng dậy trở lại. Nó rất cơ bản đối với bản chất của thời thơ ấu, chúng tôi thậm chí không nhận thấy bọn trẻ làm điều đó mọi lúc", Juliet nói.

Theo cô, hiện nay việc ngồi trên ghế mọi lúc cũng chỉ được 1/3 đến một nửa thế giới thực hiện. Ngoài ra, người dân ở các quốc gia không thuộc phương Tây thường làm những việc như ngồi xổm khi chờ xe buýt, hoặc ngồi khoanh chân khi ăn. Điều này có thể giải thích tại sao những người ở Trung Quốc chẳng hạn, ít bị đau khớp hông hơn từ 80 đến 90% so với người phương Tây.

Một kiểu ngồi giúp tăng tuổi thọ, giảm bệnh tật mà người Việt xưa hay áp dụng nhưng nhiều người cho rằng gây hại cho chính sức khỏe - Ảnh 4.

“Chúng tôi đang cố gắng thay đổi quan điểm rằng ngồi là xấu hay đứng là tốt. Thay vào đó, chỉ cần di chuyển, đi lại và thay đổi tư thế nhiều hơn trong ngày. Một số người rất thích bàn làm việc đứng, nhưng nếu đó không phải là lựa chọn yêu thích với bạn, hãy tránh ngồi quá lâu và thay đổi tư thế sau khi ngồi trong thời gian dài."

Kelly gợi ý nên đặt mục tiêu ngồi trên sàn khoảng 30 phút mỗi ngày, và nếu đã quen với điều đó thì nên luyện tập bằng cách dành 10 phút để đọc báo hoặc uống trà

Cuối cùng, đừng gò bó bản thân trong tư thế bắt chéo chân mà hãy ngồi theo những cách khác, chẳng hạn như dang hai chân ra trước mặt hoặc gập sang một bên, để tăng khả năng vận động.

"Điều này sẽ chuẩn bị cho cơ thể bạn đối phó với bất cứ điều gì xảy ra, dù là lão hóa, chấn thương hay chỉ là những cơn đau nhức về thể chất có thể xảy ra khi sống trong thời đại công nghệ này", Kelly chia sẻ.

Nguồn: Telegraph, Yahoo News
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm