pnvnonline@phunuvietnam.vn
"Ký ức không phai" của cựu cán bộ, học sinh miền Nam trên đất Bắc
Những mảnh ghép về ký ức không phai
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết năm 1954, hòa bình được lập lại ở Việt Nam và Đông Dương nhưng nước ta còn tạm thời bị chia cắt hai miền Nam - Bắc. Cùng với việc tập kết bộ đội và cán bộ miền Nam ra Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Chính phủ chủ trương đưa học sinh là con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam ra miền Bắc học tập với mục tiêu xây dựng đội ngũ kế cận cho cách mạng miền Nam cũng như cách mạng cả nước sau này.
Vậy nên đã có rất nhiều người con miền Nam đi ra Bắc, dù bằng những chuyến tàu tập kết vượt biển 1954 - 1955 hay bằng đường bộ và những phương tiện khác… Họ đã gác lại nỗi niềm riêng, ra sức phấn đấu học tập, làm việc, trở thành một lực lượng mạnh mẽ, có những đóng góp xứng đáng cho công cuộc kiến thiết nước nhà khi còn tạm thời chia cắt cũng như sau khi thống nhất, hòa bình từ năm 1975.
Các diễn giả chia sẻ ký ức tại buổi ra mắt sách "Ký ức không phai"
Bà Vũ Phương Mai, nguyên cán bộ Đài Truyền hình TPHCM, cựu học sinh miền Nam trên đất Bắc, cho biết: "Tôi ra Bắc năm 1962, lúc đó tôi đang là học sinh tiểu học. Tuy xa nhà nhưng bạn bè ở trường rất đông, ai cũng gọi cô bảo mẫu là má, sống trong đại gia đình học sinh miền Nam nên rất yêu thương nhau. Những năm chúng tôi đi sơ tán vì máy bay Mỹ ném bom, chúng tôi được gửi đến nhà của đồng bào miền Bắc. Cuộc sống trong chiến tranh vất vả, thiếu thốn nhưng chúng tôi vẫn nỗ lực học tập để đóng góp cho đất nước. Tôi nghĩ rằng thế hệ học sinh miền Nam học tập trên đất Bắc là thế hệ có một không hai, là những trải nghiệm rất đáng trân quý. Tôi cảm thấy rất vinh dự khi được là học sinh miền Nam ra học ngoài Bắc. Tôi luôn biết ơn những ân tình mà đồng bào miền Bắc đã dành cho tôi".
Tiết mục văn nghệ của các cựu học sinh miền Nam trên đất Bắc.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử TPHCM, con em gia đình tập kết ra Bắc, chia sẻ: Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, hàng trăm ngàn người rời xa gia đình, xứ sở, để ra Bắc, dự tính 2 năm đã kéo dài thành 20 năm. Ba má cô là một trong số ít gia đình được đi tập kết cả hai vợ chồng. Ba cô tập kết cùng khối văn nghệ, lúc ấy ông phụ trách Đoàn ca kịch Cửu Long Giang ở miền Tây Nam bộ. Má cô là nhân viên Sở Y tế. Cô Hậu được sinh ra ở Hà Nội và đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, cô Hậu mới được trở về quê hương.
Cô Hậu kể: "Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ba tôi luôn dẫn đoàn nghệ thuật vào biểu diễn trong chiến trường ở Trường Sơn, lần nào đi ông cũng mong muốn được đặt chân lên đất B2 (Nam bộ). Tuy nhiên, do tình hình chiến trường căng thẳng nên các nghệ sĩ đi đến Tây Nguyên rồi phải quay ra. Mỗi lần quay ra là ba má và các cô chú rất là mong nhớ quê hương. Ba má đặt tên tôi là Hậu vì sợ không có hy vọng quay về Nam sau 2 năm như lời hẹn lúc đầu. Thế rồi, mọi cố gắng cũng được kết quả tốt đẹp, sau ngày 30/4/1975, ba má tôi được điều động về TPHCM, gia đình từ đây được sum họp".
Lưu giữ lịch sử qua từng trang sách
Ngày 23/11, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt sách "Ký ức không phai" của nhiều tác giả. Cuốn sách "Ký ức không phai" là một tập hợp những câu chuyện chân thực, sống động của những người miền Nam tập kết ra Bắc sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954. Họ là những cán bộ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, là những học sinh và nhiều người còn ở độ tuổi rất nhỏ hay còn trong bụng mẹ. Cuộc chia cắt Nam và Bắc, sự chia ly, sự khác biệt về tập quán sống không làm cản trở họ tham gia cuộc đấu tranh vì thống nhất và hòa bình cho Tổ quốc.
Cuốn sách “Ký ức không phai” là một tập hợp những câu chuyện chân thực, sống động của những người miền Nam tập kết ra Bắc sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954.
Nhà báo Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch TPHCM, cho biết từ khi bắt đầu có ý tưởng đến lúc cuốn sách ra đời chỉ vỏn vẹn chưa đến 3 tháng. Cuốn sách có nhiều câu chuyện xúc động lần đầu tiên được công bố như: Bài "Những bức thư của Đại Tướng Lê Đức Anh gửi cho con gái", đó là những bức thư gửi từ chiến trường Nam bộ khi đạn bom ác liệt, những bức thư từ Quân khu 9 Cần Thơ khi đất nước thống nhất. Những bức thư thấm đượm tình cảm của người cha là bộ đội dành cho con gái ở xa. Hay câu chuyện của cô giáo Lê Thúy Quyến, một người thân đặc biệt của học sinh miền Nam. Câu chuyện tìm má sau 21 năm xa cách của một cựu học sinh miền Nam Phan Trọng Nghĩa cũng lần đầu được kể lại một cách đầy cảm động…
Ngày 23/11, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt sách “Ký ức không phai” của nhiều tác giả.
"Lịch sử không chỉ là những trang chính sử do nhà nước ghi chép, mà còn là những câu chuyện đời thường của từng con người, từng gia đình. Chính những câu chuyện cụ thể, chân thực về số phận của mỗi người mới giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc những bài học lịch sử. Vì vậy, những câu chuyện chân thực như trong cuốn sách "Ký ức không phai" càng trở nên quý giá, giúp thế hệ trẻ hôm nay học hỏi và trân trọng lịch sử dân tộc", Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu chia sẻ.
Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.
Xem nhiều nhất

4 chính sách với cán bộ, công chức ảnh hưởng do sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, các các bộ, công chức bị ảnh hưởng sẽ "có các chính sách bảo lưu lương, phụ cấp đối với những người bố trí vị trí, chức vụ thấp hơn, hoặc không giữ chức vụ trong một thời gian nhất định".

Quý I/2025 tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực
Chiều 6/4, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2025.

Hội LHPN Lào Cai chú trọng hỗ trợ hội viên giảm nghèo theo hướng bền vững
Giảm nghèo thông tin để phát triển kinh tế hộ gia đình đang là những mục tiêu được các cấp Hội LHPN trên địa bàn tỉnh Lào Cai chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền hỗ trợ hội viên, từ đó nâng cao đời sống và vị thế của phụ nữ, đồng thời đưa công tác giảm nghèo đi vào thực tế và bền vững.

Các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau: Đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, đoàn kết, an toàn, tiết kiệm
Dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025, đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn các tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau được nghỉ Tết 3 ngày (ngày 14, 15 và 16/4/2025 dương lịch).

Lai Châu: Đẩy mạnh công tác giảm nghèo hiệu quả
Lai Châu là một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao nhất của cả nước, song những năm qua, công tác giảm nghèo của tỉnh đã đạt được nhiều hiệu quả.
TIN NỔI BẬT

Hàng triệu người hành hương về Đền Hùng trước ngày Giỗ Tổ
Đại diện Ban Quản lý di tích lịch sử Đền Hùng cho biết, ước tính đến chiều 6/4, khoảng hơn 2 triệu người lượt khách đến Đền Hùng để dâng hương. Con số này dự kiến còn cao hơn vào ngày chính Giỗ (mùng 10 tháng 3 âm lịch).

Quý I/2025: Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao hơn nữ 2,2 triệu đồng
Trong quý I/2025, thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 9,3 triệu đồng/tháng, lao động nữ 7,1 triệu đồng/tháng.

4 chính sách với cán bộ, công chức ảnh hưởng do sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, các các bộ, công chức bị ảnh hưởng sẽ "có các chính sách bảo lưu lương, phụ cấp đối với những người bố trí vị trí, chức vụ thấp hơn, hoặc không giữ chức vụ trong một thời gian nhất định".

Địa đạo Củ Chi - một huyền thoại của Việt Nam trong thế kỷ 20
Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới.

Những người mẹ Bàn Cờ góp phần làm nên Mùa xuân đại thắng
“Có người mẹ Bàn Cờ/tay gầy tóc bạc phơ”, xin mượn 2 câu đầu trong bài thơ “Người mẹ Bàn Cờ” của tác giả Nguyễn Kim Ngân để bày tỏ lòng tri ân những người mẹ, những người phụ nữ đã không sợ hiểm nguy, che giấu chiến sĩ biệt động giữa lòng đô thị, góp phần vào đại thắng mùa xuân năm 1975.

7 chú tiểu bị xâm hại tình dục trong một ngôi chùa tại Đà Lạt
7 trẻ em được các gia đình gửi vào chùa T.T ở TP Đà Lạt để tu tập đã bị một "sư phụ" xâm hại tình dục nhiều lần. Vụ việc chỉ bại lộ khi có một chú tiểu đã vào tuổi trưởng thành đứng ra tập hợp bằng chứng và tố cáo.

"Bài học lớn nhất vợ chồng tôi muốn để lại cho các con là tình yêu thương"
Anh Nguyễn Ngọc Bản (40 tuổi) và chị Đinh Song Bách Xuân (42 tuổi) đã kết hôn được 18 năm với biết bao kỷ niệm đẹp về tình yêu thương. Hiện anh chị sống ở thành phố Đà Nẵng cùng với 3 con.

Dự kiến tăng chế tài xử phạt, "phong sát" người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội
"Chúng tôi dự định tăng chế tài liên quan đến mức xử phạt hoặc cấm không cho quảng cáo, thậm chí có biện pháp hạn chế hoạt động nghệ thuật và hạn chế xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội", lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết về việc quảng cáo sai sự thật của người nổi tiếng trên mạng xã hội.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ký ức 30/4 - Bài 2: Sự hy sinh xứng đáng
"50 năm rồi, nhìn Thành phố hôm nay, tôi thấy sự hy sinh của mình xứng đáng".

Ký ức 30/4 - Bài 1: Giá trị của hòa bình
Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ Chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 nhưng thời gian không thể xóa nhòa cảm xúc và ký ức của những người đã sống qua những ngày tháng ấy. Với mỗi nhân chứng lịch sử, ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc của kết thúc chiến tranh, mà còn là kỷ niệm về những hy sinh, mất mát và niềm vui của sự đoàn tụ, thống nhất và trên hết, là giá trị của hòa bình.

Ấn tượng Chương trình cầu truyền hình "Bản trường ca hòa bình" tại 3 miền
Nội dung chương trình 'Bản trường ca hòa bình' khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đề nghị Hoa Kỳ ưu tiên thu xếp các cuộc gặp của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc với đối tác Hoa Kỳ, nhằm sớm đạt thỏa thuận, vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp hai nước.

Quý I/2025 tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực
Chiều 6/4, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2025.

Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng lên tới hơn 3.470
Theo truyền thông nhà nước Myanmar, số người thiệt mạng do trận động đất trên đã tăng lên 3.471 người, ngoài ra có 4.671 người bị thương và 214 người khác vẫn mất tích.

Hành động nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội mang ý nghĩa cấp bách
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao chủ đề của khóa họp IPU-150 là “Hành động nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội” mang ý nghĩa vô cùng thiết thực và cấp bách.

Các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau: Đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, đoàn kết, an toàn, tiết kiệm
Dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025, đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn các tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau được nghỉ Tết 3 ngày (ngày 14, 15 và 16/4/2025 dương lịch).
Đọc thêm

Podcast: Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của các con
Chuyên gia tâm lý Dương Thị Thu Hà - Phó Viện trưởng Viện Tâm lý đời sống - chia sẻ về vai trò của gia đình trong việc định hình tâm lý và cảm xúc của con trẻ và một số giải pháp để trẻ được lớn lên trong sự yêu thương trọn vẹn.

Podcast: Kỹ năng ứng phó với thiên tai
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến nay, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 21/22 loại hình thiên tai với gần 700 trận thiên tai, khiến hơn 400 người thiệt mạng, tập trung chủ yếu ở khu vực trung du và miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Podcast: Hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ tử vong ở thế hệ sau của những cặp vợ chồng cùng huyết thống là rất cao, gấp 3 lần so với những người bình thường. Còn tỷ lệ trẻ em bị dị tật còn cao hơn nữa, gấp khoảng 5 đến 6 lần.

Podcast: Phân loại rác thải tại nguồn
Phân loại rác thải từ hộ gia đình đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng rác thải phát sinh ra môi trường, đồng thời tăng hiệu quả xử lý và tái chế các loại rác, là hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống, tạo nền tảng cho một tương lai xanh và bền vững.