Thấy lan đột biến giá cao, Vân đã đi mua các loại cây lan thường với giá trị thấp rồi lên mạng xã hội giao bán, giới thiệu là Lan 5 cánh trắng Phú Thọ, Hiển Oanh,... Một số nạn nhân khi biết bị lừa đã tố cáo đến cơ quan CSĐT.
So với đầu năm, hiện giá nhiều loại lan var đã giảm đến 10 lần nhưng chỉ có rất ít giao dịch
Khi bán lan đột biến phi điệp 5 cánh trắng bạch tuyết, Hải cam kết nếu sai cây sẽ đền bù theo giá thị trường. Tuy nhiên, khi nghi sai cây, Hải rủ cậu và bạn đổ thuốc sâu vào cây lan bạch tuyết của chủ mới để hủy chứng cứ.
Chị Vũ Hường đã bán đấu giá chậu lan đột biến HO được 168 triệu đồng. Cùng với số tiền do người chơi lan ủng hộ, chị đã trao tổng cộng 208 triệu đồng cho Mặt trận Tổ quốc để chống dịch Covid-19.
Do giá trị lan đột biến (lan var) quá lớn, các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn để lừa dối người mua thu lợi bất chính.
Nhà báo, GS. Trần Duy Quý đã tổ chức bán đấu giá 2 kie Lan Var Hồng Bồng Lai và Hồng Lâm Hải được 700 triệu đồng. Toàn bộ số tiền thu được GS. Quý gửi tặng Quỹ Phòng chống Covid-19
Lan đột biến thường là lan rừng. Nó "đột biến" là do tự nhiên, do thay đổi khí hậu, thổ nhưỡng mà ra mặt hoa đẹp. Các nhà vườn trồng lan rừng để tìm lan đột biến. Nếu vườn nào mà trúng khóm lan đột biến thì xem như trúng "xổ số".
Nguyên tắc bảo hành của giới kinh doanh lan đột biến là "sai đến đâu đền đến đó" nhưng bằng… niềm tin, có đòi được tiền hay không là do người bán.
Sau khi mua kie lan đột biến từ nhà vườn N.S, anh G. tìm được khách mua và xin anh S. xác nhận nguồn gốc. Tuy nhiên, chủ vườn từ chối, anh G. xin bán lại bằng giá lúc mua nhưng anh S. nhắn lại "khôn như mày quê tao đầy". Quá cay đắng, anh G. chia sẻ lên mạng xã hội để cánh báo giới chơi lan đột biến.
Sau khi nhận được giấy mời, chủ vườn lan đã đến cơ quan công an trình diện và làm việc. Bước đầu, cơ quan công an xác định, số tiền trong vụ việc không lớn như lời đồn.