Lào Cai dẫn đầu cả nước về số lượng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trường Sa
14/11/2024 - 16:38
Lào Cai dẫn đầu cả nước về số lượng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thầy cúng người Nùng đang chuẩn bị làm nghi lễ cúng thần rừng

Thời gian qua, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai đã nỗ lực thực hiện các nhiệm của Dự án 6: “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025. Đến nay Dự án đã đạt được kết quả khả quan.

Dự án 6 được đầu tư khá lớn

Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới, với dân số trên 781,1 nghìn người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 66,2%. Toàn tỉnh hiện có 140 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi , trong đó có 66 xã, phường, thị trấn đặc biệt khó khăn thuộc khu vực III, 04 xã khu vực II, 68 xã khu vực I; có 605 thôn đặc biệt khó khăn. Do vậy, Lào Cai là địa phương trong diện được đầu tư thực hiện Dự án 6 khá lớn.

Để thực hiện tốt các nội dung nhiệm vụ của Dự án 6: “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, với vai trò là cơ quan thường trực tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh Lào Cai giao, những năm qua, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều nhiệm vụ.

Cụ thể là: Hỗ trợ trang thiết bị hoạt động cho thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với việc hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể. Tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng.

Sở Văn hóa và Thể thao Lào Cai cũng tổ chức khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó xây dựng nội dung, xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ đó lên kế hoạch hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu giữ, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận.

Lào Cai dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hoá phi vật thể quốc gia- Ảnh 1.
Lào Cai dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hoá phi vật thể quốc gia- Ảnh 2.

Bảo tồn văn hóa phi vật thể của người Xá Phó ở xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống của các địa phương. Khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể.

Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư; hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đồng thời tổ chức hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng.

Kết quả khả quan

Theo Báo cáo mới nhất của Sở Văn hóa và Thể thao Lào Cai: “Từ những nỗ lực trên, đến nay kết quả thực hiện các mục tiêu đã đạt được những kết quả khá khả quan, trong đó tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng là 100%; Tỷ lệ thôn có đội văn hóa, văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng đạt 65%. Ngoài ra, các thôn còn được hỗ trợ trang thiết bị hoạt động cho thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xây dựng tủ sách cộng đồng; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể. 

Đặc biệt là hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng.

Lào Cai dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hoá phi vật thể quốc gia- Ảnh 3.
Lào Cai dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hoá phi vật thể quốc gia- Ảnh 4.
Lào Cai dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hoá phi vật thể quốc gia- Ảnh 5.
Lào Cai dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hoá phi vật thể quốc gia- Ảnh 6.

Bảo tồn nghi lễ cúng rừng của người dân tộc Nùng ở xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai 

Hàng năm tỉnh Lào Cai đều chú trọng bảo tồn phục dựng các lễ hội đặc sắc, mang tính đại diện, tiêu biểu của cộng đồng phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân và du khách tham quan, trải nghiệm. Đến nay, đã có 12 lễ hội đặc sắc của 7 dân tộc: Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy, La Chí, Hà Nhì trong tỉnh Lào Cai được khôi phục. Đó là hội “Sải Sán”, lễ “Nào Sồng” của người Mông, “Tết nhảy” của người Dao Đỏ ở Tả Phìn, Sa Pa, “Tết năm mới” của người Dao Tuyển, “Hội rước hồn lúa” của người Dao, “Hội rước nước”, “Hội chơi hang” ở huyện Văn Bàn, “Hội cốm” ở Sa Pa, Bảo Yên, “Lễ mở cửa rừng”, “Hội khô zà za” của người Hà Nhì, “Lễ hội trâu” của người La chí, “Lễ cúng rừng” của người Nùng. 

“Việc tổ chức thực hiện bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người dân tộc thiểu số là rất hữu ích. Người dân hưởng ứng và đánh giá cao. Việc làm này không những giúp người dân chúng tôi được thỏa mãn nhu cầu hoạt động văn hóa văn nghệ, mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập từ các câu lạc bộ, các đội văn nghệ ở địa phương khi tham gia vào du lịch”.

Ông Tẩn Vần Siệu, xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai

Nhiều lễ hội tiêu biểu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện tại, Lào Cai là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Một số lễ hội có quy mô vùng, quốc gia như lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Mường Khương, lễ hội đền Thượng, đền Bảo Hà, đền Cô Tân An thu hút hàng vạn lượt khách tham dự.

Kể từ khi triển khai thực hiện các nội dung thuộc Dự án 6, người dân tộc thiểu số được thụ hưởng trực tiếp đã rất phấn khởi, đồng tình thực hiện, tạo ra phong trào mạnh trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm