Mẹ đơn thân thu nhập 10 triệu đồng/tháng, chi tiêu thế nào để vẫn có khoản tiền tích lũy?

Thu Hồng
23/09/2020 - 20:18
Mẹ đơn thân thu nhập 10 triệu đồng/tháng, chi tiêu thế nào để vẫn có khoản tiền tích lũy?

Ảnh minh họa

Với mức thu nhập 10 triệu/tháng nhưng nếu biết cách duy trì phương pháp chi tiêu khoa học, mẹ đơn thân vẫn chuẩn bị đủ tài chính để chăm sóc tốt cho con.

Chi tiêu theo quy tắc 4:3:2:1

Hiện có rất nhiều quy tắc chi tiêu được các chuyên gia tài chính chia sẻ mà bạn có thể bắt gặp nhanh nhản trên những kênh thông tin truyền thông. Nhưng với mức lương 10 triệu/tháng, các bà mẹ đơn thân nên áp dụng quy tắc chi tiêu 4:3:2:1.

Cụ thể, với tổng thu nhập 10 triệu/tháng, bạn cần phân bổ ngân sách như sau:

- 40% thu nhập (4 triệu đồng) cho chi tiêu chung của hai mẹ con. Bao gồm: tiền ăn, tiền điện nước, mạng internet, tiền gas và các nhu yếu phẩm khác.

- 30% thu nhập (3 triệu đồng) cho chi tiêu riêng. Khoản tiền này được sử dụng để chi trả các chi phí như xăng xe, điện thoại, café với bạn bè, mua sắm…

- 20% (2 triệu đồng) dành cho con. Bao gồm học phí, tiền ăn ở trường, tiền sữa, tiền quần áo…

- 10% (1 triệu đồng) dành để tích lũy. Đây là khoản tiền tiết kiệm hoặc dự phòng rủi ro cho những tình huống phát sinh như con ốm, sửa chữa nhà cửa…

Mẹ đơn thân thu nhập 10 triệu/tháng, chi tiêu thế nào để vẫn có khoản tiền tích lũy mỗi tháng? - Ảnh 1.

Khi nhận lương tháng, bạn nên chia tiền cho từng khoản chi tiêu nêu trên. Và luôn cố gắng chi tiêu trong hạn mức cho phép, không lấy khoản này bù đắp cho khoản kia.

Riêng khoản tiền 1 triệu đồng/tháng dành để tích lũy, cần bỏ riêng vào một một phong bì và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.

Làm thế nào để chi tiêu tiết kiệm với thu nhập 10 triệu/tháng

Câu trả lời không có điều gì khác ngoài tiết kiệm và tiết kiệm hơn. Để đảm bảo ngân sách 10 triệu/tháng đủ chi tiêu cho hai mẹ con và dư thêm một chút cho tích lũy, phương pháp chi tiêu khoa học và tiết kiệm như sau:

Chi phí đi lại

Nên cho con đi học chung cung đường đi làm. Dù giờ làm và giờ học của hai mẹ con có không trùng nhau nhưng bạn vẫn có thể tới cơ quan sớm và tiết kiệm được chi phí đi lại. Với cách này, tiền xăng xe cũng giảm đi đáng kể.

Chi phí ăn uống

Để có nguồn thực phẩm tươi ngon và giá rẻ, mỗi sáng cuối tuần, bạn nên dậy sớm để ra chợ đầu mối gần nhà mua thức ăn cho cả tuần. Về nhà, có thể phân loại và sơ chế từng món. Sau đó, bỏ vào hộp đựng thực phẩm và bảo quản trong tủ lạnh.

Thói quen này có thể giúp bạn tiết kiệm một phần đáng kể thời gian và chi phí đi chợ. Hơn nữa, mỗi ngày sẽ không cần băn khoăn: Hôm nay ăn gì?

Với bữa trưa ở cơ quan, thay vì đi ăn ngoài vừa tốn kém vừa không đảm bảo vệ sinh. Mỗi sáng, bạn đều nên dậy sớm chuẩn bị cơm để mang đi ăn trưa.

Chi phí cho quần áo

Để tránh lãng phí không cần thiết với mức lương của mình, bạn nên nói không với những món đồ hàng hiệu. Có thể sử dụng các sản phẩm hàng Việt Nam xuất khẩu. Giá cả phải chăng mà chất lượng ở mức ổn. Đặc biệt, bạn nên chịu khó săn sale để mua những món đồ tốt với giá ưu đãi. Cách này cũng giúp giảm chi phí sinh hoạt cho gia đình.

Mẹ đơn thân thu nhập 10 triệu/tháng, chi tiêu thế nào để đủ tiền nuôi con? - Ảnh 3.

Hình minh họa.

Chi phí cho ăn uống của con

Chi phí mua sữa hay ăn uống hàng tháng của con thường chiếm một khoản ngân sách không nhỏ.

Để mua các sản phẩm chất lượng với mức giá tốt, bạn nên dành thời gian đến siêu thị lớn mua với số lượng nhiều cùng lúc. Vừa tiết kiệm thời gian đi, vừa được hưởng mức giá khuyến mại.

Tiết kiệm nhưng không “thắt lưng buộc bụng”

Mặc dù lúc nào bạn cũng phải nêu cao tinh thần tiết kiệm nhưng không nên “thắt lưng buộc bụng” trong tất cả các hoàn cảnh.

Nếu có tiền thưởng hoặc thu nhập khác ngoài lương chính bạn có thể sử dụng để tổ chức chuyến du lịch hè trong nước cho cả hai mẹ con. Hoặc đơn giản chỉ là một chuyến picnic ở ngoại thành để con có thêm nhiều trải nghiệm.

Quản lý chi tiêu hàng tháng

Để đảm bảo duy trì kế hoạch chi tiêu hiệu quả, bạn nên thường xuyên theo dõi các khoản thu chi theo ngày hoặc theo tuần. Bằng cách này, bạn sẽ kiểm soát tốt hơn dòng tiền của mình chi tiêu.

Bạn sẽ nắm được hàng tháng mình đã dùng tiền cho những khoản chi nào? Đâu là khoản chi tiêu tốn nhiều tiền nhất? Có thể cắt bớt khoản mục nào để tiết kiệm ngân sách hay không?

Từ đó, điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu sao cho phù hợp. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của hai mẹ con.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm