Một bộ phận người dân tộc thiểu số không muốn thoát nghèo là hiện tượng có thật

PV
06/06/2023 - 18:53
Một bộ phận người dân tộc thiểu số không muốn thoát nghèo là hiện tượng có thật

Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, nêu câu hỏi chất vấn

Tại phiên chất vấn chiều 6/6, một số đại biểu Quốc hội nhận định, tâm lý không muốn thoái nghèo, cận nghèo diễn ra khá phổ biến trên cả nước, nếu không có biện pháp xử lý khiến công tác xóa nghèo của Nhà nước không đạt hiệu quả.

Nêu thực tế một bộ phận người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số không muốn thoát nghèo, cận nghèo, đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, cho rằng tâm lý không muốn thoái nghèo, cận nghèo diễn ra khá phổ biến trên cả nước, nếu không có biện pháp xử lý khiến công tác xóa nghèo của Nhà nước không đạt hiệu quả. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết đâu là nguyên nhân, giải pháp ra sao để đồng bào có nhận thức đồng hành thoát nghèo.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Qua nghiên cứu tài liệu của các bộ ngành, các địa phương liên quan và khảo sát thực tế, "hiện tượng này là có thật".

Trong đó, xuất phát từ nhiều yếu tố như: Theo tiêu chí, tuy đã thoát nghèo, nhưng thực tế đời sống của không ít bà con vẫn rất khó khăn. Người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện lại không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách.

Theo tiêu chí thu nhập thì thoát nghèo theo tiêu chí mới vùng nông thôn là 1,5 triệu đồng; cận nghèo là 1,6 triệu. Tiếp cận các dịch vụ cơ bản đã được đầu tư, nhưng một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. 

Đồng thời, hệ thống chính sách thì đang là hộ nghèo còn được hưởng các chính sách cho con cái, đầu tư, chính sách hỗ trợ… khi thoát nghèo sẽ không còn được hưởng, khiến người nghèo có tâm lý không muốn thoát nghèo.

Một bộ phận người dân tộc thiểu số không muốn thoát nghèo là hiện tượng có thật - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn

Để giải quyết tình trạng này, ông Hầu A Lềnh cho biết, cần phải có nhiều biện pháp tổng hợp; trong đó công tác thống kê, tổng hợp, đánh giá hộ nghèo của các địa phương cần hết sức khách quan. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động bà con hiểu chính sách giảm nghèo...

Cùng với đó, hệ thống tiêu chí giảm nghèo còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, phụ thuộc vào yếu tố phát triển từng giai đoạn, nên cần xây dựng hệ thống tiêu chí phù hợp, tổng hợp, tiến tới phải có những hệ thống tiêu chí phù hợp hơn, để người thoát nghèo sống tốt, không tái nghèo trở lại.

Trả lời một số đại biểu nêu về dự án hỗ trợ nhà ở, đất ở với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết đang gặp vướng mắc do chưa có văn bản quy định về định mức hỗ trợ nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt.

Vừa qua, Ủy ban Dân tộc đã trình Chính phủ ban hành Quyết định 04 quy định về định mức nhà ở, đất ở. Như vậy đã có định mức cơ sở để các địa phương triển khai. Tuy nhiên, còn vướng mắc do nguồn hỗ trợ dự án này là nguồn đầu tư công, mà theo luật Đầu tư công, mỗi dự án đều theo quy trình xây dựng cơ bản rất phức tạp. Qua nghiên cứu, rà soát, hiện Nghị định 27 đã được sửa đổi, cho cơ chế được áp dụng cấp phát cho bà con nhân dân, vì những dự án này là đầu tư trực tiếp từng hộ gia đình, không phải cộng đồng dân cư, thôn bản, nên không thể lập dự án chung. Như vậy, 2 vấn đề vướng mắc trong dự án này đã được giải quyết xong.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm