Ngược phố về quê làm dâu ngày Tết

16/02/2018 - 16:00
Cả năm hầu như không phải làm dâu nên những ngày Tết là thời gian chị Trần Kim Oanh (39 tuổi) ở bên mẹ chồng khá nhiều. Chị thường phải đảm nhận những công việc “khó nhằn” cùng rất nhiều thủ tục, lễ nghi của ngày Tết cùng mẹ chồng.

“Tết không kéo dài, thời gian ở cùng mẹ chồng không nhiều nên mình không muốn lưu ấn tượng xấu. Mình muốn mấy ngày Tết thật đơn giản, phải là một thời gian được nghỉ ngơi cùng với gia đình, được làm những điều mình thích” - Đó là những dòng nhật ký mà Trần Kim Oanh đã từng ghi chép lại hồi mới lấy chồng và từ Hà Nội ngược lên quê chồng làm dâu, ăn Tết.

Trần Kim Oanh sinh ra và lớn lên ở thành phố, kết hôn với chàng trai đến từ mảnh đất miền trung du. Nếu nói về khoảng cách giữa quê chồng ở Việt Trì với Hà Nội thì cũng không xa, chỉ chừng 100km. Tuy nhiên, thường chỉ đến Tết mới là quãng thời gian Oanh về nhà chồng dài nhất.

Ngày đầu làm dâu, chi Trần Kim Oanh cũng từng trải quả nhiều cảm giác "ức chế'.

 

Cả năm hầu như không phải làm dâu, những dịp này phải trở về, Oanh ở bên mẹ chồng khá nhiều. Cô thường phải đảm nhận những công việc “khó nhằn” cùng rất nhiều thủ tục, lễ nghi của ngày Tết cùng mẹ chồng.

Mẹ chồng cô là người tháo vát, đòi hỏi cao ở người khác. Bà cũng là người nói nhiều và hay chỉ đạo. Nhà ít người, Oanh lại là “dâu trưởng” nên khi cô về, mẹ thường giao cho việc làm cỗ với rất nhiều món, đủ mâm chay mâm mặn để bà cúng lễ và mời họ hàng đến ăn… Suốt mấy ngày Tết, lúc nào Oanh cũng chỉ quanh quẩn lo nấu nấu nướng nướng, thắp hương, tiếp khách, dọn dẹp.

Ngoài ra, những ngày cuối năm, mẹ chồng còn có thói quen dọn dẹp lại mọi thứ trong nhà. Bà thường mang rất nhiều thứ mà cô hay gọi là “đồ cổ” trong các góc tủ ra và bảo con dâu lau chùi, xếp lại… Mỗi khi cô nói gì đó mà không đúng ý bà, bà sẽ chì chiết cô bằng những ngôn ngữ “khó lọt tai”… “Mệt và ức chế lắm chứ!” - Đó là cảm xúc và tâm trạng đã xảy ra với Oanh.

“Tuy nhiên, đó chỉ là thời gian những năm đầu mới về” - Oanh cho biết -  “Dần về sau  này, mình hiểu bà hơn và cũng bắt đầu rút ra kinh nghiệm nhiều hơn và luôn tự nhắc mình là phải lấy chữ Nhẫn làm đầu”. Ví như khi bà lôi đồ cũ không dùng đến vốn đã chồng chất nhiều năm bảo con dâu dọn dẹp, lau chùi…, cô vẫn “ngoan ngoãn” mang đi rửa, sắp xếp lại. Nhưng nếu thấy đồ nào vừa xấu, vô dụng, cô sẽ ngấm ngầm “thủ tiêu” đi để năm sau, tủ đồ đó sẽ không còn nhiều như trước. Khi bà can thiệp một cách vô lý vào việc  riêng của vợ chồng cô, mặc dù rất muốn phản ứng lại, nhưng cuối cùng, cô vẫn chọn cách im lặng. Chỉ khi thấy bà “làm quá”, cô sẽ khéo léo hỏi lại để mẹ con có cơ hội để giải thích, thảo luận. Cũng có đôi khi bà lên án chuyện này nọ, cô đã… đổ hết tại anh - con trai cưng của bà - thế là yên chuyện ngay…

Dần dà, nhờ sự khéo léo và linh hoạt trong ứng xử, tình cảm của chị Oanh và mẹ chồng ngày càng thân thiện, tốt đep. Những ngày Tết đã thực sự vui vẻ, có ý nghĩa. (Ảnh minh họa)

 

“Mình muốn mấy ngày Tết thật đơn giản, là một thời gian được cùng với gia đình. Những ngày chỉ lao vào nấu ăn suốt rồi cũng thành thói quen. Mẹ ưa chùa chiền thì mình đi cùng bà nếu bà muốn. Mình nói chuyện Phật pháp thay cho việc nghe bà phàn nàn về người khác. Các mâu thuẫn khó giải  quyết mình nói chuyện với chồng mình, hoặc các em ruột của bà để họ góp ý với bà chứ mình không trực tiếp nói…

Sau 12 năm làm dâu với 10 năm ăn Tết ở quê chồng, Oanh chia sẻ thêm một kinh nghiệm để cô có được sự “nhẫn” và  “nhịn” , tránh không gây hấn với mẹ đó là cô đã “ngấm” được một triết lý thương yêu từ chồng. Anh bảo: “Mẹ già rồi, chúng mình là con, mình cứ nghĩ là mẹ luôn đúng đi em ạ!”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm