pnvnonline@phunuvietnam.vn
Những điều cần biết về giai đoạn trẻ “ghét” bố mẹ
Mỗi giai đoạn trưởng thành của trẻ sẽ có những thay đổi. Ảnh minh họa
Làm sao để cha mẹ biết cách giao tiếp hiệu quả với con tuổi teen, làm thế nào để hiểu tâm lý của trẻ trong giai đoạn này và biết cách định hướng đúng cho con? Đó chắc hẳn luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bậc cha mẹ hiện nay.
Mỗi giai đoạn trưởng thành của trẻ sẽ có những thay đổi. Từ chỗ rất bám bố mẹ, con cái dần trở nên độc lập, không muốn cha mẹ can thiệp quá nhiều vào chuyện riêng của mình và đôi khi chúng còn tỏ ra chống đối với cha mẹ.
Khi sự trưởng thành của trẻ bước vào những thời kỳ khác nhau, cha mẹ cần phải có những hướng dẫn khác nhau, nếu không trẻ có thể đi sai đường. Chẳng hạn, "thời kỳ chống đối hay "ghét" bố mẹ" là thời kỳ rất đặc biệt, nếu cha mẹ dạy dỗ sai cách thì có thể sẽ dẫn tới những đứa con bất hiếu.
Vậy, "thời kỳ "ghét" bố mẹ" của trẻ là khi nào? Giai đoạn trẻ "ghét" cha mẹ thường xảy ra ở tuổi thiếu niên, trong độ tuổi từ 12 đến 14. Trẻ bắt đầu "ghét" cha mẹ và không muốn ở cùng với phụ huynh. Trẻ luôn thắc mắc về ý kiến, quan điểm của bố mẹ, không muốn bố mẹ can thiệp vào chuyện riêng của con và có thể dễ trở nên nổi loạn.
Một số biểu hiện ở trẻ trong giai đoạn này:
- Con cái không muốn cha mẹ tham gia vào công việc của mình: Nếu lúc còn nhỏ, trẻ luôn muốn nhờ cha mẹ giúp đỡ bất kể việc gì thì sẽ có giai đoạn trẻ không muốn cha mẹ can thiệp vào việc riêng của con. Đặc biệt, khi cha mẹ kiểm soát nhiều hơn, trẻ sẽ thường tỏ ra cáu kỉnh. Không muốn để bố mẹ lo việc của mình là một trong những biểu hiện chính của việc trẻ bước vào giai đoạn này.
- Con cái trở nên tự tin "mù quáng" và có khi xem thường cha mẹ: Khi trẻ dần bước vào tuổi dậy thì, hình ảnh và ý thức trong tâm trí trẻ ngày càng mạnh mẽ, thần tượng về cha mẹ có thể sẽ ngày càng mờ nhạt. Con cái có khi không còn tin tưởng, xem thường cha mẹ - đó cũng là dấu hiệu trẻ đã bước vào giai đoạn "ghét". Ví dụ, trẻ chán ghét quần áo bố mẹ mua và coi nhẹ kiến thức của bố mẹ. Một khi con trẻ bước vào "thời kỳ "ghét", tính cách của chúng dễ trở nên nổi loạn và việc cha mẹ sử dụng bạo lực hay những lời rao giảng lặp đi lặp lại có thể sẽ phản tác dụng.
Chúng ta cần phải sử dụng các phương pháp hữu hiệu để giúp trẻ đi đúng hướng càng sớm càng tốt. 3 lời khuyên với cha mẹ:
- Tiền đề của việc cha mẹ giáo dục con cái là tôn trọng trẻ.
- Cha mẹ nên thiết lập các quy tắc và các giá trị đúng đắn cho con cái ngay từ khi còn nhỏ.
- Đồng hành để giúp trẻ xây dựng sự tự tin nhưng không quá tự phụ vào bản thân.