Nối tiếp mạch nguồn truyền thống từ làng nghề thêu may cờ Tổ quốc

PVH
19/08/2023 - 11:22
Nối tiếp mạch nguồn truyền thống từ làng nghề thêu may cờ Tổ quốc

Nhà bà Vương Thị Nhung (làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì nghề thêu tay truyền thống lá cờ Tổ quốc

Những tháng gần đây, các gia đình làm cờ tại làng Từ Vân, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín, Hà Nội) lại hối hả, tất bật làm những đơn hàng sản xuất lá cờ Tổ quốc, pano vải phướn cho dịp lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng 8 thành công (19/8/1945) và Quốc khánh 2/9.

Theo các tư liệu lịch sử, làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) vốn nổi tiếng nghề thêu truyền thống. Tháng 8/1945, Ủy ban Kháng chiến kêu gọi các nghệ nhân của làng thêu cờ Tổ quốc chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa và sau đó là ngày Lễ tuyên ngôn độc lập. Ngày 19/8/1945, hàng ngàn lá cờ của làng Từ Vân đã nhuộm đỏ các con phố, tung bay rực rỡ ở quảng trường Ba Đình lịch sử.

Từ ngày đó, làng Từ Vân cũng được biết đến là làng nghề truyền thống chuyên may thêu lá cờ Tổ quốc. Điểm đặc biệt, dù có nhiều ngành nghề hiện nay thu hút được giới trẻ, nữ thanh niên, nhưng công việc thêu, may cờ Tổ quốc vẫn thu hút được đông đảo nữ thanh niên cũng như phụ nữ cao tuổi nơi đây tham gia. Phụ nữ làng Từ Vân quan niệm, "dù là nghề sinh kế nhưng đây cũng chính là niềm tự hào riêng của những người dân Từ Vân".

Trong làng Từ Vân, vẫn còn không ít hộ dân duy trì nghề thêu tay truyền thống. Với mỗi lá cờ thêu tay đòi hỏi độ tỉ mỉ, chính xác, khéo léo rất cao so với làm lá cờ bằng máy móc cắt may, in ấn. Mỗi đường kim mũi chỉ để tạo ra từng đường nét của Sao vàng 5 cánh, đều như chứa đựng tình cảm thiên liêng, niềm tự hào với nghề, với dân tộc…

Nối tiếp mạch nguồn truyền thống từ làng nghề thêu may cờ Tổ quốc - Ảnh 1.

Nghề thêu tay truyền thống đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo hơn rất nhiều so với làm cờ bằng máy thêu

Nối tiếp mạch nguồn truyền thống từ làng nghề thêu may cờ Tổ quốc - Ảnh 2.

Bà Vương Thị Nhung cho biết, bà đã có 30 năm gắn bó với nghề thêu tay. Mỗi ngày, cả tổ chỉ thêu được khoảng 5-6 lá cờ, đòi hỏi thợ thêu phải rất cẩn thận, chịu khó, phải thật sự yêu nghề mới gắn bó được với nghề.

Nối tiếp mạch nguồn truyền thống từ làng nghề thêu may cờ Tổ quốc - Ảnh 3.

Nhiều gia đình sản xuất cờ bằng máy cắt may, in sơn với số lượng lớn để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường

Ngày nay, nhiều hộ gia đình đã đầu tư máy hóc hiện đại thực hiện các khâu cắt, may để sản xuất số lượng lớn lá cờ Tổ quốc, pano vải, phướn, kịp thời đáp ứng được nhu cầu của thị trường những dịp lễ trọng của đất nước.

Tại hộ gia đình anh Nguyễn Văn Phục, hàng chục nhân công nhân vẫn đang hối hả, rộn ràng với công việc cắt, may, phết sơn, in chữ…

Nối tiếp mạch nguồn truyền thống từ làng nghề thêu may cờ Tổ quốc - Ảnh 5.

Nối tiếp mạch nguồn truyền thống từ làng nghề thêu may cờ Tổ quốc - Ảnh 6.

Nối tiếp mạch nguồn truyền thống từ làng nghề thêu may cờ Tổ quốc - Ảnh 7.

Dù làm bằng phương tiện hiện đại, hay thủ công đều đòi hỏi các lá cờ đảm bảo đúng tiêu chuẩn, tỉ lệ, đẹp và trang nghiêm... 

Công đoạn in sơn...

Nối tiếp mạch nguồn truyền thống từ làng nghề thêu may cờ Tổ quốc - Ảnh 9.

Trang bị máy móc hiện đại để sản xuất cờ, pano vải số lượng lớn

 

Cờ Tổ quốc, băng rôn vải của làng Từ Vân sản xuất nhuộm đỏ rực rỡ trên các phố phường Thủ đô Hà Nội

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm