Phạt 15 triệu đồng nếu không chi tiền BHXH cho người giúp việc gia đình

PV
26/03/2020 - 18:15
Phạt 15 triệu đồng nếu không chi tiền BHXH cho người giúp việc gia đình
Từ ngày 15/4 tới, chủ sử dụng lao động sẽ bị phạt nặng với các hành vi vi phạm liên quan tới lao động giúp việc gia đình; trong đó, tiền phạt có thể tới 15 triệu đồng nếu không trả tiền BHXH, BHYT.

Nghị định 28/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (BHXH) có hiệu lực từ ngày 15/4, dành riêng Điều 29  quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình. Trong đó, quy định phạt cảnh cáo với chủ sử dụng "không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình"; "Không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú".

Đặc biệt, Nghị định quy định mức phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng với hành vi "Giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình"; "Không trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm".

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020 có khoảng 350.000 – 400.000 lao động GVGĐ ở Việt Nam.

Ngoài ra, nghị định này cũng quy định mức phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định…

Phạt 15 triệu đồng nếu không chi tiền BHXH cho người giúp việc gia đình - Ảnh 2.

Lao động gia đình có mức lương khá cao, trung bình từ 4 triệu đến 5,5 triệu đồng/tháng

Theo Nghị định 28, biện pháp khắc phục các hành vi vi phạm của chủ sử dụng lao động với người giúp việc gia đình là buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; buộc trả đủ tiền tàu xe đi đường; buộc trả lại giấy tờ tùy thân và trả đủ tiền BHXH, BHYT cho người giúp việc gia đình…

Theo GFCD, mức lương trung bình của người giúp việc với công việc nội trợ: từ 4.000.000 – 5.500.000đ/tháng;

Trông trẻ có mức lương từ 4.000.000 – 6.000.000đ/tháng;

Chăm sóc người cao tuổi, người bệnh nặng, người khuyết tật có mức lương từ 7.000.000 – 9.000.000đ/tháng.

Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD), lao động GVGĐ mang đậm nét đặc trưng về giới với 99,7% lao động nữ, xuất thân ở nông thôn và có trình độ học vấn thấp.

Ngoài ra, có tới 98,7% lao động GVGĐ không được hưởng chính sách an sinh xã hội như quyền chi trả một phần bảo hiểm y tế, chế độ bảo hiểm xã hội. Đặc biệt, hầu hết người GVGĐ không ký kết hợp đồng lao động với chủ sử dụng, vì vậy những quyền lợi đảm bảo an sinh xã hội như hỗ trợ đóng BHYT, nghỉ ốm vẫn được trả công, tai nạn nghề nghiệp… chưa được đảm bảo.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm