pnvnonline@phunuvietnam.vn

"Chúng tôi không cần sân khấu lớn, chỉ mong có chỗ để hát, truyền nghề"
Không sân khấu lớn, không ánh đèn lung linh, chỉ có tình yêu tha thiết với văn hóa cội nguồn, những người phụ nữ ở làng Mai Thịnh (xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) vẫn lặng lẽ gìn giữ hồn Mường trong từng câu hát, điệu múa, từng bước chân trầm mặc và tiếng trống như từ núi rừng vọng về.

Điều kỳ diệu đến với đôi vợ chồng người dân tộc thiểu số hiếm muộn
Điều trị vô sinh hiếm muộn là một hành trình dài và tốn kém chi phí, nhiều cặp vợ chồng không chỉ đối mặt với những áp lực tinh thần mà còn mang trên vai gánh nặng tài chính.

Cụ bà U80 "giữ lửa" văn hóa Mường
Từng là cô giáo, giờ là người "giữ lửa” cho văn hóa Mường ở xã Cự Đồng (Thanh Sơn, Phú Thọ), bà Đinh Thị Tâm (SN 1954), Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Văn hóa dân tộc Mường đã sống trọn tuổi già bằng đam mê gìn giữ những giá trị bản sắc. Không lương, không thù lao, bà làm công việc này như một sứ mệnh tự thân.

Câu chuyện truyền cảm hứng của người phụ nữ Mường "dám thay đổi để vươn lên"
Từ một người phụ nữ sống tại vùng sâu, vùng xa, chị Hà Thị Hồng Hái (SN 1980), sống tại xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống và lan tỏa tinh thần vươn lên tới nhiều chị em phụ nữ khác.

Bật khóc vì món ăn dân dã chạm đến trái tim người xa quê
Không có vốn, không có kinh nghiệm, không người dẫn dắt, nhưng chị Nguyễn Thị Thu Hoa (SN 1992) vẫn bắt đầu hành trình khởi nghiệp của mình chỉ với một món ăn tưởng chừng dân dã: Thịt chua.

Phú Thọ: Ngày hội Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp năm 2025
Ngày 8/5, tại Phú Thọ đã diễn ra Ngày hội Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp năm 2025 với 15 gian hàng của các huyện, thành, thị và đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

"Chúng tôi không dạy để kiểm soát, mà dạy để các em hiểu"
Đó là chia sẻ của thầy giáo Lương Văn Đạt (Trường THCS Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) khi nói về việc phòng chống tác hại của thuốc lá một cách hiệu quả trong môi trường học đường.

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống: Gánh nặng âm thầm đối với cộng đồng dân tộc thiểu số
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống từ lâu đã là những vấn đề nhức nhối tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Không chỉ để lại những hệ lụy nặng nề về sức khỏe sinh sản, tâm lý, kinh tế gia đình, tình trạng này còn ảnh hưởng sâu rộng đến chất lượng dân số và sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Khi phụ nữ nghèo biết cách "số hóa" cuộc sống
Trong những bản làng heo hút nơi rẻo cao Phú Thọ, câu chuyện phụ nữ nghèo dám bước qua nếp nghĩ cũ, học hỏi cái mới và từng bước làm chủ cuộc sống của mình luôn là những câu chuyện thầm lặng nhưng giàu sức lay động.

Hơn 40 năm chờ được gỡ mác "sống nhờ đất khách"
48 hộ dân với gần 200 nhân khẩu của tỉnh Phú Thọ, trên giấy tờ được xác định là công dân của huyện Thanh Thủy nhưng hiện tại, họ lại đang sinh sống trên diện tích đất thuộc địa giới hành chính của huyện Thanh Sơn. Cảnh “hộ khẩu một nơi, người một nẻo” tồn tại hàng chục năm nay chưa được tháo gỡ khiến những quyền lợi sát sườn của người dân bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp đang được triển khai, người dân kỳ vọng đây là dịp để họ có thể thoát khỏi cái mác “sống nhờ trên đất khách”.