Quốc hội lần đầu thảo luận về bình đẳng giới

08/11/2017 - 11:47
Theo chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, ngày mai, 9/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Báo cáo việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; cho thấy sự quan tâm của Quốc hội, cử tri cả nước tới công tác phụ nữ, trẻ em.
phu-nu.jpg
Phụ nữ nghỉ hưu sớm 5 năm so nam giới làm giảm thời gian lao động, cống hiến và giảm cơ hội vào vị trí quản lý, lãnh đạo của phụ nữ (ảnh minh họa)

 

Trao đổi với Báo PNVN, ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng vụ Bình đẳng giới, Bộ LĐ-TB&XH, bày tỏ: Quốc hội dành thời gian nghe và thảo luận Báo cáo việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới đã thể hiện sự quan tâm không chỉ của Quốc hội mà của cử tri cả nước đến vấn đề này.
Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, để chúng ta khẳng định lại những chính sách của Đảng, nhà nước ta quan tâm đến phụ nữ, trẻ em gái và những thành tựu đó đã góp phần tác động đến tăng trưởng và phát triển của đất nước và nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong thời gian qua trong việc nâng cao nhận thức và hành động về BĐG, để BĐG không chỉ là nội dung được quy định trên những trang giấy.

Một trong những nội dung được cử tri, phụ nữ cả nước quan tâm là tình trạng bất bình đẳng giới trong độ tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ sau nhiều năm, nhiều lần đề nghị vẫn chưa được sửa đổi, làm giảm cơ hội cống hiến sức lao động và thăng tiến của phụ vào những vị trí quản lý, lãnh đạo.
Trong bối cảnh hiện nay khi phụ nữ đã tham gia nhiều hơn trong các lĩnh vực của đời sống và khẳng định được vai trò và vị thế trong xã hội thì chính sách này đã bộc lộ một số điểm hạn chế nhất định gây thiệt thòi cho lao động nữ trong thụ hưởng chính sách như quy hoạch, bổ nhiệm, học tập nâng cao trình độ... Điều này thấy khá rõ trong lĩnh vực chính trị.

Bên cạnh đó, “việc nghỉ hưu sớm hơn 5 năm, đồng nghĩa với việc chị em bị thiệt thòi từ 1 đến 2 bậc lương trước khi nghỉ hưu, dẫn đến việc lương hưu thấp hơn, khó khăn hơn”, ông Tiến khẳng định. Nhất là trong bối cảnh Luật BHXH mới năm 2014 đưa ra cách tính lương hưu, không còn ưu tiên cho phụ nữ như trước đây nữa, mà hướng tới công bằng cách tính như đối với nam giới trong khi độ tuổi nghỉ hưu của nữ chưa sửa đổi, gây thiệt thòi cho lao động nữ.

 Việc sửa đổi tuổi nghỉ hưu đảm bảo nguyên tắc BĐG đã được Bộ LĐTBXH nghiên cứu và tham vấn với các nhà quản lý, nhà khoa học và bản thân người lao động. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau của các tổ chức, cá nhân về vấn đề này. Đây là một chính sách có tác động xã hội rất lớn, do vậy cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, tham vấn với các bên liên quan và bản thân người lao động để đảm bảo quyền lợi của chính bản thân họ.

khoi_hoi_lhpn.jpg

Theo chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, ngày mai 9/11, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo trước Quốc hội về Việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Báo cáo nhận định: Thực hiện Luật bình đẳng giới thời gian qua công tác bình đẳng giới tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, giám sát của Quốc hội. Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương triển khai nhiều chương trình, chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy công tác bình đẳng giới.

Hệ thống chính sách pháp luật về bình đẳng giới tiếp tục được quan tâm, hoàn thiện trong đó có nhiều chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới, năm 2016 Việt Nam đứng thứ 65/144 quốc gia về chỉ số khoảng cách giới (tăng 18 bậc so với năm 2015), thuộc nhóm nước có chỉ số trung bình. Nhận thức của bản thân phụ nữ về vai trò, vị trí trong gia đình và xã hội đã có nhiều tiến bộ, nhất là nữ cán bộ, công chức, viên chức, nữ doanh nhân, nữ trí thức, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ.

Trong tổng số 22 chỉ tiêu của Chiến lược đề ra đến năm 2020, đến nay có 8 chỉ tiêu đã đạt và sẽ duy trì đạt vào năm 2020, 02 chỉ tiêu không đạt (Chỉ tiêu về tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy đảng, ĐBQH và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021). Một số chỉ tiêu đã được các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhưng không có khả năng thu thập đầy đủ số liệu.

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm