Sáng nay, có 468/473 các ĐBQH có mặt đã biểu quyết tán thành, chiếm 94,35%, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Thực tế hiện nay, hành lang pháp lý cho hợp tác xã phát triển vẫn còn nhiều khó khăn, rào cản, đòi hỏi cần sửa đổi Luật Hợp tác xã hiện hành để thúc đẩy hoạt động liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm do đơn vị trong nước sản xuất.
Thảo luận tại hội trường ngày 7/11 về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ người được thừa kế có phải trả lại biển số trúng đấu giá; được quyền cầm cố, thế chấp, cho thuê, cho mượn hay không.
Thảo luận tại hội trường chiều nay (28/10), đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là chỉ tiêu duy nhất ước không đạt, trong tổng số 15 chỉ tiêu. Qua đó có thể thấy chất lượng nguồn nhân lực thấp, tiềm năng lao động chưa được khai thác hết.
Tiếp thu ý kiến các đại biểu về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định: Lần sửa đổi luật này đã tiếp cận, hoàn thành được 4 mục tiêu lớn, trong đó mục tiêu xuyên suốt, bao trùm là thể chế hóa quan điểm của Đảng về xây dựng gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh phúc.
Thảo luận tại hội trường chiều 26/10 về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Tô Văn Tám, đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum, đề xuất nghiên cứu thành lập Quỹ phòng, chống bạo lực gia đình, để thu hút tốt hơn nguồn vốn xã hội hóa cho công tác này.
Tại phiên thảo luận tại tổ sáng 22/10, các đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại với tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời đề nghị cần đẩy mạnh sự tham gia của người dân, với phương châm: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".
Tiếp tục chương trình Hội nghị ĐBQH chuyên trách sáng 8/9, nhiều đại biểu nêu ý kiến khác nhau về việc có nên bỏ đối tượng áp dụng là người đã ly hôn, người chung sống với nhau như vợ chồng, trong Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Một số đại biểu Quốc hội đề nghị quy định Chủ tịch UBND cấp xã có thể ra quyết định cấm tiếp xúc khi có đủ căn cứ, không cần có "yêu cầu cấm tiếp xúc" và sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình.
Tại phiên làm việc chiều 23/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao. Trong đó có các nội dung như: công tác phòng, chống dịch Covid-19; các chương trình mục tiêu quốc gia; đổi mới chương trình, sách giáo khoa…