Sản phụ dị ứng trầm trọng với chính con đẻ của mình

Mai Nguyễn (dịch)
20/03/2022 - 16:30
Sản phụ dị ứng trầm trọng với chính con đẻ của mình

Fiona Hooker mắc bệnh herpes thai nghén, khiến cơ thể nổi mụn nước ngứa đỏ

Bệnh PG có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thời kỳ mang thai. Khoảng 25% trường hợp gặp ở giai đoạn hậu sản. Bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng ngứa dữ dội ở vùng bụng và thân mình.

Đó là căn bệnh Pemphigoid Gestationis (PG) hay bệnh herpes thai nghén. Bệnh nhân là chị Fiona Hooker, 32 tuổi, đến từ Hampshire, Anh. Do mắc bệnh PG nên chị nổi mụn nước ngứa đỏ khắp cơ thể. "Hai ngày trước khi sinh, tôi bắt đầu cảm thấy không thể chịu đựng được, 24 giờ sau khi tôi sinh, cơn ngứa bùng phát và biến thành những vết phồng rộp. Sau sinh tôi lại bị nổi mụn nước và các mảng ngứa đỏ trên bụng, phát ban trên ngực, tay và chân, nhất là nơi tiếp xúc với con", chị Fiona Hooker tâm sự.

Theo tờ Independent, PG là căn bệnh hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh là 50.000 người/1 ca mắc. Theo các chuyên gia nhi ở BV Basingstoke & North Hampshire, nơi người phụ nữ này được điều trị thì nguyên nhân là do cơ thể Fiona Hooker dị ứng với một gene trong ADN của con, khiến hệ thống miễn dịch tấn công da của cơ thể. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong giai đoạn thai kỳ nhưng phổ biến vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Fiona Hooker đã được kê đơn liều steroid uống và kem bôi để kiểm soát dị ứng và kết quả bệnh thuyên giảm.

Theo y văn thế giới, bệnh PG được nhắc lần đầu vào năm 1872 với tên gọi là Herpes ở phụ nữ có thai do các mụn nước sắp xếp thành cụm giống bệnh herpes mặc dù bản chất bệnh này không liên quan đến nhiễm bất kì loại virus nào.

Bệnh PG có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thời kỳ mang thai. Khoảng 25% trường hợp gặp ở giai đoạn hậu sản. Bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng ngứa dữ dội ở vùng bụng và thân mình. Từ vùng ngứa trên da sẽ xuất hiện các mảng sần đỏ, phù dạng mày đay, thường ở quanh rốn. Sau vài ngày, các mảng đỏ lan rộng, trên đó xuất hiện mụn nước, bọng nước nhỏ tập trung chủ yếu ở rìa rồi liên kết với nhau tạo thành hình zíc zắc hoặc chùm, đám. Cách sắp xếp tổn thương giống trong bệnh herpes nhưng bệnh không liên quan đến nhiễm virus herpes hoặc bất cứ một loại virus nào.

Đến giai đoạn cuối thai kỳ, bệnh có thể tự đỡ nhưng hầu hết các trường hợp (75%-80%) bệnh sẽ bùng phát mạnh trước sinh. Do kháng thể của mẹ đi qua rau thai nên PG có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Có khoảng 5%-10% trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị PG có phát ban nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, dưới 6 tuần, sau đó tự khỏi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, PG không tăng nguy cơ sẩy thai hay tử vong ở trẻ khi chào đời.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm