Thái Nguyên: Người tiêu dùng hào hứng với phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi”

Anh Hoa
29/10/2023 - 09:23
Thái Nguyên: Người tiêu dùng hào hứng với phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi”

Chương trình Phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: thainguyen.gov.vn

Chương trình Phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên với mục tiêu tạo chuyển biến về ý thức của người dân, các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Trong tháng 10/2023, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với Sở Công Thương tỉnh tổ chức Chương trình "Phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi" năm 2023 với chủ đề “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” tại nhiều địa phương trong tỉnh. Chương trình thu hút sự tham gia của đông đảo các hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ tại địa phương.

* Tại huyện Phú Bình, Phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” năm 2023 với chủ đề “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” được tổ chức tại xã Tân Thành với quy mô 22 gian hàng, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Các mặt hàng tham gia Phiên chợ thuộc các nhóm, ngành: may mặc, đồ dùng học tập, đồ gia dụng, viễn thông, thực phẩm, giống cây trồng, hàng tiêu dùng… 

* Tại huyện Phú Lương, "Phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi" năm 2023  được tổ chức với chủ đề “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tham gia phiên chợ có 22 gian hàng của 17 doanh nghiệp, HTX, các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Các ngành, nhóm hàng tham gia chương trình gồm: may mặc, đồ dùng học tập, đồ gia dụng, viễn thông, thực phẩm, giống cây trồng, thiết bị sản xuất chè… 

Thái Nguyên: Người tiêu dùng hào hứng với phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” - Ảnh 1.

Chương trình "Phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi" năm 2023 được tỉnh Thái Nguyên tổ chức tại nhiều huyện, thị trấn. Ảnh: thainguyen.gov.vn

* Tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, chương trình “Kích cầu tiêu dùng nội địa gắn với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được tổ chức  có quy mô 25 gian hàng, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. 

* Tại thành phố Sông Công, chương trình “Kích cầu tiêu dùng nội địa gắn với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được tổ chức tại tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường Châu Sơn với sự tham gia của 17 doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh với quy mô 22 gian hàng. Hàng hóa được lựa chọn tham gia Chương trình gồm: Hàng thiết yếu, thủy hải sản, các loại nông sản, máy móc...

Thái Nguyên: Người tiêu dùng hào hứng với phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” - Ảnh 2.

Đây là dịp người tiêu dùng trong tỉnh được mua sắm hàng hóa trong nước sản xuất với bán bán khuyến mại, và tham gia nhiều trải nghiệm thú vị. Ảnh: thainguyen.gov.vn

Các sản phẩm tham gia Chợ phiên đều là những sản phẩm được sản xuất trong nước, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, có giá bán thấp hơn hoặc tương đương giá thị trường cùng thời điểm, thu hút đông đảo người dân địa phương đến tham quan, mua sắm.

Chương trình Phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” được tổ chức với mục tiêu tạo chuyển biến về ý thức của người dân, các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, xây dựng thương hiệu Việt… Chương trình giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất mở rộng kênh phân phối, quảng bá sản phẩm; tăng cường liên doanh, liên kết, phát triển sản xuất, dịch vụ… góp phần xây dựng thương hiệu Việt. 

Trong thời gian diễn ra, các phiên chợ không chỉ quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp, hợp tác xã còn tổ chức tư vấn tiêu dùng, bán hàng khuyến mại, giảm giá, dùng thử sản phẩm... mang lại những trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng. Qua đó góp phần ngăn chặn tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm