Tỉ lệ người 60 tuổi trở lên chiếm 12% dân số cả nước

An Khê
20/12/2019 - 07:36
Tỉ lệ người 60 tuổi trở lên chiếm 12% dân số cả nước
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 còn nhiều thông tin quan trọng và hữu ích khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu tham mưu, xây dựng chính sách phát triển chung của các ngành, lĩnh vực.

Đây là ý kiến đánh giá của ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư - Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo TƯ, trong buổi công bố kết quả chính thức và tổng kết điều tra dân số và nhà ở 2019 tại Hà Nội ngày 19/12.

Số liệu từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy bức tranh về giáo dục, chăm sóc y tế, sức khỏe, di cư và đô thị hóa, giải quyết việc làm, nhà ở và nhiều vấn đề xã hội khác ở Việt Nam về cơ bản đã được cải thiện trong 10 năm qua. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại sự tụt hậu, kém phát triển ở một số lĩnh vực, các nhóm dân số yếu thế cũng như tại các vùng, miền khác nhau mà cơ chế chính sách chưa ‘bao phủ’ được hết; đây là những khoảng trống chính sách cần tiếp tục được tập trung để cải thiện trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng

Ông Dũng cho biết, tỷ trọng dân số từ 15 - 64 tuổi vẫn chiếm đa số khoảng 68% tổng dân số nhưng tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên đang tăng với tốc độ nhanh nhất, chiếm 7,7%. Điều này cho thấy, mặc dù Việt Nam vẫn trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng tốc độ già hóa dân số của Việt Nam thì đang tăng nhanh, đòi hỏi chúng ta vừa phải đồng thời thực hiện các chính sách thích ứng với già hóa dân số vừa phải tranh thủ tận dụng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế tạo bứt phá để vượt qua mức trung bình.

Tỉ lệ người 60 tuổi trở lên chiếm 12% dân số cả nước - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu. Ảnh: Kiều Trang

"Cụ thể, hiện tại ở kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 14 vừa qua cũng đã thông qua bộ luật lao động sửa đổi trong đó chính sách nổi bật nhất là tăng tuổi nghỉ hưu. Đây cũng là một thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ và tầm nhìn dài hạn trong việc xử lý vấn đề già hóa dân số. Tuy nhiên, chúng ta nghiên cứu, xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm tận dụng cơ hội của thời kỳ dân số cơ bản phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, nâng cao năng suất lao động, nhất là đối với thanh niên, giới trẻ trong cơ cấu dân số Việt Nam" - ông Dũng khẳng định.

Về vấn đề nguồn nhân lực, đây cũng là nội dung cốt lõi và quan trọng của chiến lược phát triển dân số của cả nước. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế. Tỉ lệ lao động được qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt thấp (khoảng 23,1%), tỉ trọng người lao động có kỹ năng cao chiếm khoảng 11% tổng số lao động có trình độ cao. Lao động phổ thông, lao động giản đơn chịu tỉ trọng lớn. Để có được một nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cạnh tranh và đòi hỏi tham gia ngày càng sâu rộng trên giá trị toàn cầu là một thách thức lớn đòi hỏi phải xây dựng và thực hiện các chính sách đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là đào tạo kỹ năng giáo dục nghề nghiệp, năng lực thực hành, đào tạo và tuyển dụng…

Năm 2019 là năm đầu tiên lao động làm việc trong các ngành dịch vụ đã cao hơn ngành nông nghiệp. Để tiếp tục phát huy và đẩy mạnh cơ cấu lao động trong bối cảnh mới chúng ta cần nhanh nhạy, nắm bắt cơ hội chủ động tích cực quyết liệt đổi mới sáng tạo để chuyển đổi phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng thông minh hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và năng lực cạnh tranh cao hơn.

"Về giáo dục đào tạo, mặc dù chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và có thể tạo mục tiêu về giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên của chiến lực giáo dục giai đoạn 2011 - 2020. Nhưng tỉ lệ sinh viên và các thế hệ đào tạo chuyên nghiệp năm 2019 thì mới đạt 147 em/1000 dân và còn rất thấp so với mục tiêu chiến lược là 300 - 400 em/1000 dân" – Bộ trưởng cho hay.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước. Ngoài việc đào tạo về kiến thức cần trang bị thêm các kỹ năng mềm tư duy sáng tạo để xây dựng nguồn nhân lực có khả năng thích nghi với sự thay đổi liên tục của thị trường lao động. Đặc biệt là thị trường lao động trong cảnh hội nhập và ngày càng sâu rộng có tác động mạnh mẽ của cuộc công nghệ 4.0.

Về y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân, đặc biệt là sức khỏe của bà mẹ và trẻ em ngày càng được nhà nước và xã hội quan tâm. Tỉ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi và tỉ số tử vong mẹ giảm mạnh. Mức sinh được duy trì ổn định dưới sự thay thế. Tuy nhiên thách thức đối với lĩnh vực này là giải quyết sự mất cân đối dịch vụ, giữa các vùng miền, các nhóm dân số khác nhau và gánh nặng ngày càng gia tăng trong bối cảnh tốc độ già hóa dân số tăng mạnh.

Tỉ lệ người 60 tuổi trở lên chiếm 12% dân số cả nước - Ảnh 3.

Mặc dù Việt Nam vẫn trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng tốc độ già hóa dân số của Việt Nam đang tăng nhanh - Ảnh minh họa

Đến nay, tỉ lệ người 60 tuổi trở lên chiếm 12% dân số cả nước, điều này đòi hỏi chúng ta phải có tư duy và tầm nhìn dài hạn về chính sách phát triển mô hình y tế và các mô hình chăm sóc sức khỏe dân số nhất là đối với người cao tuổi.

Đối với vấn đề di cư và đô thị hóa thì đây vừa là một mặt tích cực là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị động lực, góp để giải quyết việc làm nhưng cũng là thách thức và tạo thêm sức ép đối với cơ sở hạ tầng ô nhiễm môi trường tắc nghẽn giao thông an sinh xã hội các khu đô thị gia tăng khoảng cách các vùng miền, giữa các khu vực thành thị và nông thôn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm